Bắt Đầu Ta Liền Vô Địch Các Ngươi Tùy Ý Audio

Bắt Đầu Ta Liền Vô Địch Các Ngươi Tùy Ý Audio

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Thông tin về giải bóng chuyền Challenger Men's Cup 2022

Giải bóng chuyền Challenger Men's Cup - FIVB Volleyball Men's Challenger Cup là cuộc thi bóng chuyền quốc tế được tranh tài bởi các đội tuyển quốc gia nam cấp cao của các thành viên thuộc Liên đoàn bóng chuyền thế giới( FIVB), cơ quan quản lý toàn cầu của môn thể thao này.

Giải đấu đóng vai trò là vòng loại cho các đội tham dự Volleyball Nations League. Tuy nhiên, chỉ có đội vô địch mới được hưởng đặc cách này. Vì vậy, cuộc đua giành ngôi vô địch rất "khốc liệt".

Ở mùa giải 2022, Challenger Men's Cup sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 28/7 đến 31 tháng 7) tại NTĐ Jamsil Students' - Hàn Quốc. Tham dự mùa giải gồm có 8 đội là chủ nhà Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Tunisia, Chilie, Cuba, Australia và Cộng Hòa Séc.

Với việc sắp hết hợp đồng cùng CLB Thể Công Viettel, tương lai của tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức nhận được rất nhiều sự quan tâm thời gian gần đây. Nhiều đội bóng trong lẫn ngoài nước đã bày tỏ ý định chiêu mộ chân chuyền 26 tuổi.

Hoàng Đức trong chiếc áo làm dấy lên sự hoài nghi.

Đáng chú ý, chiều hôm qua (20/9), các diễn đàn bóng đá Việt Nam đồng loạt đăng tải 2 bức ảnh Hoàng Đức đang khoác lên trang phục có dòng chữ Xi măng Xuân Thành, một thương hiệu thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiGroup (tiền thân là Tập đoàn Xuân Thành). Tên tiếng Anh của tập đoàn này cũng xuất hiện trên bộ trang phục mà Hoàng Đức mặc.

Được biết, lãnh đạo của Tập đoàn Xuân Thành có mối quan hệ gia đình với Xuân Thiện Group, đơn vị đang tài trợ chính của CLB Nam Định. Vì vậy, phía dưới bài đăng, nhiều người hâm mộ đã đặt ra nghi vấn Hoàng Đức sẽ trở thành tân binh của nhà ĐKVĐ V.League ở giai đoạn 2 của mùa giải này.

Hợp đồng hiện tại giữa Hoàng Đức cùng Viettel sẽ hết hạn vào đầu năm 2025. Tuyển thủ Việt Nam được cho rằng muốn tìm kiếm thử thách ở một bến đỗ mới và không loại trừ khả năng anh sẽ gia nhập CLB Nam Định. Nhưng dù sao, lúc này mọi thứ chỉ mới dừng lại ở mức tin đồn.

Đội tuyển bóng đá quốc gia Ba Lan đã có ba lần tham dự các Giải vô địch bóng đá châu Âu, vào những năm 2008, 2012 và 2016.

Giải vô địch bóng đá châu Âu (UEFA European Championship) được lần đầu tổ chức vào 1960 và Ba Lan là một trong những đội tuyển đầu tiên tham dự vòng loại. Tuy nhiên, họ đã mất 48 năm để có thể vào được vòng chung kết (Euro 2008). Điều này khá trái ngược với thành tích của họ tại giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) - trong đó họ đã 3 lần giành huy chương đồng trong tổng số 5 lần góp mặt. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kì trở thành 2 nước lớn nhất (dân số) mà là thành viên của UEFA nhưng vẫn chưa tham dự Euro lần nào. Đó là một điều hoàn toàn trái ngược khi so với các quốc gia nhỏ hơn như Cộng Hoà Séc hay Áo.

Nhiều huấn luyện viên được coi là đã nâng tầm bóng đá Ba Lan như Kazimierz Górski và Antoni Piechniczek vẫn không thể đưa tuyển nước này tham dự giải vô địch bóng đá châu Âu. Điều này là một hồi chuông cảnh báo cho bóng đá Ba Lan và còn rõ hơn khi mà các đối thủ khác như Thổ Nhĩ Kì hay Nga (sau thời Xô Viết) được � tham dự đầu tiên tại Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 1996. Tổng cộng họ đã lỡ hẹn hơn 12 lần.

Vào năm 2008 dưới bàn tay của Leo Beenhakker, khép 48 năm dừng lại ở vòng loại. Thành công này sau đó được tiếp nối ở hai mùa kế tiếp. Trong màn ra mắt của Ba Lan vào năm 2008, Ba Lan chỉ có được một trận hòa trước chủ nhà Áo với Roger Guerreiro ghi bàn lịch sử cho Ba Lan; còn lại họ thua Đức và Croatia, đứng cuối bảng. Vào năm 2012 khi Ba Lan và Ukraina là đồng chủ nhà, họ đứng cuối bảng sau khi hòa Hy Lạp và Nga, trước khi thua Cộng hòa Séc. Làm cho công chúng nước này chỉ trích. Giải vô địch bóng đá châu Âu 2016 chứng kiến Ba Lan lần đầu vượt qua vòng bảng kể từ 1968, sau khi thắng Bắc Ireland và Ukraina, và hoà Đức, Thụy Sĩ trước khi thua Bồ Đào Nha trên chấm luân lưu ở tứ kết.

Việc Ba Lan giành quyền tham dự UEFA Euro 2008 đánh dấu lần đầu tiên họ tham dự giải đấu. Mặc dù vượt qua vòng loại giải đấu với một chiến dịch ấn tượng, vượt qua Bồ Đào Nha để giành vị trí đầu bảng vòng loại, họ chỉ có 1 điểm sau 3 trận.

Trong trận tái đấu tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006, Ba Lan gặp Đức ở trận đầu tiên. Họ để thua đức 0-2 và Lukas Podolski, tiền đạo người Đức gốc Ba Lan đã ghi hai bàn thắng cho Đức trong trận đấu. Trong trận thứ hai, Ba Lan sẽ gặp đội đồng chủ nhà Áo tại Vienna. Roger Guerreiro mở tỉ số cho Ba Lan ở phút 30. Áo gỡ hòa ở phút bù giờ ở phút 93 sau một quả phạt đền gây tranh cãi, mà tiền đạo người Áo Ivica Vastić đã thực hiện thành công, nâng tỷ số chung cuộc 1–1. Để có hy vọng vượt qua vòng loại, Ba Lan sẽ cần một chiến thắng đậm trong trận đấu cuối cùng với Croatia. Tuy nhiên, Croatia tiếp tục đánh bại Ba Lan với tỷ số 1–0 và loại họ khỏi giải đấu.

Liên đoàn bóng đá Ba Lan đã không quy trách nhiệm cho huấn luyện viên Leo Beenhakker về màn trình diễn đáng thất vọng và cho phép ông tiếp tục công việc của mình cho vòng loại World Cup 2010. Trong khi Ba Lan đứng cuối bảng lần thứ ba vào những năm 2000. Trên các phương tiện truyền thông Ba Lan, nhiều người cho thành tích này là do kém may mắn hơn là do thiếu kỹ năng thực sự và phần lớn dư luận ủng hộ việc Beenhakker dẫn đầu đội tuyển quốc gia đến Nam Phi (World Cup 2010). Tuy nhiên, vòng loại diễn ra sau đó đã diễn ra không suôn sẻ đến mức Beenhakker mất đi sự ủng hộ của Liên đoàn bóng đá, báo chí và chính đội, sau đó ông ấy đã nhanh chóng bị sa thải.

Nguồn: UEFAÁo và Ba Lan đều hoà 1-1 nhưng Áo xếp trên do hiệu số thắng bại

Vào ngày 18 tháng 4 năm 2007 tại Cardiff - xứ Wales. Ba Lan cùng với Ukraine được bầu chọn bởi Ủy ban điều hành của UEFA để đồng tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012. Ba Lan, xếp vào bảng A (do là chủ nhà). Bảng A bao gồm Nga, Hy Lạp và Cộng hòa Séc và Ba Lan. Nhiều người hy vọng rằng niềm tự hào dân tộc cũng như vinh dự được chơi trên sân nhà sẽ thúc đẩy đội tuyển, bao gồm một số cầu thủ nổi bật thi đấu tại Bundesliga, chẳng hạn như Jakub Błaszczykowski, Robert Lewandowski và Łukasz Piszczek. họ có 2 trận hoà trước Hy Lạp và Nga làm mọi người lạc quan về hy vọng chiến thắng trước Cộng Hoà Séc. Tuy nhiên, Cộng hòa Séc giành chiến thắng 1–0 khiến Ba Lan xếp cuối bảng ngay trên giải đấu sân nhà.

Hy Lạp xếp trên Nga nhờ hơn về thành tích đối đầu (1–0).[4]

Ba Lan một lần nữa không thể vượt qua vòng loại FIFA World Cup 2014. Dưới huấn luyện viên Adam Nawałka, đội đã góp mặt ở Euro 2016 tại Pháp một cách suôn sẻ, . Đội tiến vào vòng loại trực tiếp từ vị trí thứ hai (sau Đức), sau đó hạ gục Thụy Sĩ trên chấm luân lưu, rồi dừng bước trước Bồ Đào Nha (đội vô địch năm đó) cũng trên chấm luân lưu.

Nawałka đã áp dụng một chiến thuật phòng thủ hiệu quả. Trong cả giải, Ba Lan chỉ để lọt lưới vỏn vẹn 2 bàn, cả 2 đều được đánh giá là khó để truy cản. Tuy nhiên, so với hàng thủ, hàng công còn nhiều điều đáng mong đợi, với Robert Lewandowski ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu trước và cùng với Arkadiusz Milik, người nổi tiếng là thường bỏ lỡ những cơ hội ghi bàn. Giải đấu được đánh giá là thành công ở Ba Lan và Nawałka được mời dẫn dắt đội trong vòng loại World Cup 2018.

Bài chi tiết: Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020

Ba Lan đã giành quyền tham dự UEFA Euro 2020 trải qua vòng loại kém thuyết phục. Tuy nhiên, Ba Lan đã cầm hòa với hai đối thủ mạnh hơn là Tây Ban Nha và Thụy Điển. Đối thủ cuối cùng là Slovakia, đội đã thắng trận play-off vòng loại Euro trước Bắc Ireland.

Giải đấu là một thảm họa lớn đối với đội Ba Lan, khi đội bắt đầu trận đấu với thất bại sốc 1–2 trước Slovakia, với Wojciech Szczęsny đã ghi tên vào lịch sử khi là thủ môn đầu tiên phản lưới nhà. Ba Lan sau đó đã trở lại để giành được trận hòa 1-1 trước Tây Ban Nha ở Seville, nhờ công Robert Lewandowski, người sau đó đã ghi hai bàn trong trận thua chung cuộc 2–3 của Ba Lan trước Thụy Điển để kết thúc giải đấu của Ba Lan với vị trí cuối. Cả hai trận thua của Ba Lan đều xảy ra ở Saint Petersburg.

:*Tính cả các trận hoà ở các vòng đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

Hirabayashi cán đích với thời gian 2 giờ 6 phút 18 giây tại Công viên Lâu đài Osaka ngày 25/2. Anh qua đó lập kỷ lục ra mắt cự ly marathon lần đầu tốt nhất và cũng đạt thành tích tốt nhất với một sinh viên đại học Nhật Bản.

Hirabayashi mới 20 tuổi, và vô địch Osaka khi chạy bằng Takumi Sen 9 - đôi giày được khuyến nghị tốt nhất cho cự ly 5km, 10km hoặc dài nhất là 21km, thay vì dòng Adios Pro thiên về chạy marathon của Adidas. Trước đó, anh đạt thành tích cá nhân tốt nhất (PB) là 1 giờ 1 phút 50 giây ở nội dung half marathon và 1 giờ 6 phút 26 giây khi chạy 23,1 km tại Hakone Ekiden Second Stage hồi tháng Một.

Hirabayashi phấn khích khi về nhất Osaka Marathon ngày 25/2. Ảnh: Kyodo

"Tôi rất hạnh phúc. Mọi thứ đang diễn ra tốt hơn tôi mong đợi. Tôi đặt mục tiêu vô địch và cũng rất vui vì thời gian về đích", runner sinh viên 20 tuổi bày tỏ niềm tự hào và tự tin sẽ tiếp tục cải thiện thành tích. "Tôi không nghĩ đây là đỉnh cao của mình. Tôi muốn rèn luyện nhiều hơn và tiến bộ hơn".

Mưa tạnh đúng 10 phút trước cuộc đua Osaka Marathon bắt đầu, và nhờ thế, các VĐV được thi đấu trong điều kiện gần như lý tưởng với không khí mát mẻ. Nhóm đầu giảm còn 10 VĐV sau khi Naoki Koyama tăng tốc từ mốc 29 km.

Bất ngờ tới khi Hirabayashi bung sức, chạy 14 phút 37 giây trong 5 km từ mốc 30 đến 35 km - đoạn khắc nghiệt nhất của cự ly marathon. Thông số ấn tượng đó giúp anh cắt đuôi mọi đối thủ, trừ Stephen Kissa - runner Uganda có PB 2 giờ 4 phút 48 giây khi về nhì tại Haspa Marathon, Hamburg, Đức hồi tháng 4/2022.

Kissa bắt kịp Hirabayashi và hai VĐV chạy ngang nhau ở mốc 40 km. Nhưng khi trời đổ mưa trở lại, runner Nhật Bản đã nước rút ngoạn mục để về nhất với 2 giờ 6 phút 18 giây, chỉ nhanh hơn Kissa đúng bốn giây.

"Thật đáng sợ! Tôi đã rất căng thẳng trong suốt thời gian đó", Hirabayashi nói về việc so kè với đối thủ từng đạt sub2:04. "Tôi hơi ngạc nhiên vì các đối thủ khác tụt lại khi tôi tăng tốc, nhưng khi đã vào guồng, tôi chỉ hướng về đích. Tôi đã tự mình luyện tập rất nhiều, nên đã quen rồi".

Nhật Bản có ba suất trong đội tuyển marathon dự Olympic Paris 2024. Naoki Koyama và Akira Akasaki đã giành hai suất đầu tiên khi lần lượt đứng thứ nhất và thứ hai tại giải Grand Championship ở Tokyo hồi tháng 10/2023. Koyama dự Osaka Marathon 2024 nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội và đứng thứ ba với 2 giờ 6 phút 33 giây.

Suguru Osako, người đứng thứ ba tại Osaka Marathon, sẽ chiếm suất còn lại dự Paris 2024 nếu không có VĐV Nhật Bản nào chạy Tokyo Marathon ngày 3/3 chạm mốc 2 giờ 5 phút 50 giây - quy chuẩn được đặt ra bởi Liên đoàn điền kinh Nhật Bản.

"Koyama dự Osaka nhằm chuẩn bị cho Olympic và đã hoàn thành mục tiêu đạt sub 2:07", Toshihiko Seko, người phụ trách phát triển VĐV của Liên đoàn điền kinh Nhật Bản nói. Ông này cũng dự đoán Hirabayashi sẽ trở thành ngôi sao của marathon Nhật Bản tại Thế vận hội Los Angeles 2028.

Ở nội dung nữ Osaka Marathon 2024, hai vị trí dẫn đầu thuộc về VĐV Ethiopia, khi Waganesh Nekasha vô địch với 2 giờ 24 phút 20 giây, còn Beyenu Degefa về nhì với 2 giờ 24 phút 37 giây. VĐV Australia Lisa Weightman cán đích thứ ba với 2 giờ 24 phút 43 giây. VĐV chủ nhà có thành tích tốt nhất là Kaede Kawamura với 2 giờ 25 phút 44 giây để đứng thứ năm. Đây cũng là lần đầu Kawamura chạy cự ly 42,195 km.