Cờ Búa Liềm Nga

Cờ Búa Liềm Nga

không phải là một Biểu tượng cảm xúc chính thức, nhưng nó có thể được sử dụng như một ký tự Unicode. Có một biểu tượng cảm xúc khác có (n) ý nghĩa / hình thức tương tự với Búa và liềm:

Ảnh: Biểu tượng búa liềm của các đảng cộng sản trên toàn thế giới

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Nga và Trung Quốc là hai cường quốc thế giới xét trên nhiều khía cạnh. Quan hệ Nga-Trung đã trải qua những biến cố thăng trầm - lúc “đối đầu gây chiến”, “khi ấm áp mặn nồng”. Những năm gần đây, cặp quan hệ này được đánh giá đang ở đỉnh cao của thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, theo các nhà bình luận quốc tế, sự “nồng ấm” chỉ mang tính tạm thời trong một trật tự thế giới mới đang định hình, còn “thực dụng và thiếu bền vững” cùng những toan tính chiến lược vẫn sẽ là gam màu chủ đạo, thể hiện bản chất của mối quan hệ Nga-Trung.

1. Những nhân tố thúc đẩy Nga “Đông tiến”

Chính sách bao vây, cô lập của Mỹ và phương Tây đẩy Nga “Đông tiến”, gần với Trung Quốc hơn

Ngăn chặn và hạn chế ảnh hưởng của Nga trên lục địa Á-Âu cũng như trên phạm vi toàn thế giới là chiến lược đã được Mỹ và các nước phương Tây thực hiện từ lâu. Mượn sự kiện “Crimea trở về Nga” (3.2014), Mỹ và các nước phương Tây ban hành các lệnh trừng phạt, tiến hành các hoạt động bao vây, cô lập Nga trên mọi phương diện. Chiến lược quân sự mới (năm 2016) của Bộ Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại châu Âu xác định, đẩy mạnh các hoạt động trừng phạt nhằm “canh chừng” và “ngăn chặn sự hung hăng” của nước Nga. Biện pháp cụ thể:

Mỹ và phương Tây tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm mở rộng không gian hậu Xô viết, lôi kéo đồng minh, tiến sát biên giới nước Nga, xiết chặt vòng vây, cô lập Nga trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao… Thực hiện chiến lược trên, Mỹ và NATO đẩy mạnh lôi kéo Gruria, Ukraine gia nhập Khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO); tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị với các nước đồng minh hoặc thân cận với Nga như: Belarus, Uzbekistan, Kazakhstan, nhằm chia rẽ quan hệ của các nước này với Nga; gây bất ổn chính trị, thúc đẩy cách mạng màu ở các quốc gia thân Nga như: Grudia, Armenia, Belarus, Tajikistan và kết nạp thành viên NATO thứ 29 là Montenegro…

Với mục tiêu làm cho nền kinh tế Nga suy kiệt, Mỹ và phương Tây đã ban hành lệnh trừng phạt nhằm vào các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn của Nga: Lôi kéo, gây sức ép buộc các nước giảm hoặc ngừng mua khí đốt từ Nga; đình chỉ một số dự án khí đốt chung giữa EU và Nga; đẩy nhanh xây dựng đường ống vận chuyển khí đốt từ Mỹ sang châu Âu; can thiệp làm giảm giá dầu mỏ và khí đốt nhằm làm suy yếu ngành kinh tế then chốt của Nga.

Mỹ và các nước NATO đẩy nhanh triển khai các cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự, tình báo, bảo đảm chỉ huy và kiểm soát, triển khai lực lượng, hỗ trợ đồng minh nhằm kiềm chế và ngăn chặn Nga. Đẩy mạnh việc triển khai lực lượng, vũ khí, trang bị, tổ chức các cuộc tập trận ở các quốc gia Đông Âu, sát biên giới với Nga: thành lập sở chỉ huy điều hành hoạt động của binh sỹ Mỹ ở tại các quốc gia Ba Lan, Litva, Slovakia, Hungary, Rumani; điều khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Oscar Austin (DDG-79) vào hoạt động tại Biển Đen; tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn ở các nước Đông Âu với mục tiêu được cho là hướng tới Nga, như: “Chó sói sắt 2017” ở Litva; “Cơn bão mùa xuân 2017” tại Estonia… Đặc biệt là cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn mang tên “Saber Guardian” diễn ra tại 3 nước Bulgari, Hungary và Rumani từ 11-20.7.2017 với sự tham gia của 22 nước đồng minh NATO và các nước đối tác, quy tụ 25.000 binh sỹ cùng trên 2.000 phương tiện.

Những khó khăn từ nội tại của Nga do Mỹ và phương Tây gây ra, buộc Nga phải tìm cách phá vỡ thế bế tắc

Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea, hậu thuẫn cho phe đối lập tại Ukraine và trực tiếp tiến hành các chiến dịch quân sự tại Syria… Nga bị Hoa Kỳ và các nước phương Tây bao vây, cấm vận trên nhiều phương diện khiến nền kinh tế Nga bị suy giảm nhanh chóng. Trước tình hình đó, buộc Nga phải thực hiện chiến lược “Đông tiến”, mở rộng quan hệ với các nước Belarus, Tajikistan…, đặc biệt là với Trung Quốc. Bởi Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, thị trường đông dân nhất thế giới, tràn đầy tiềm năng, tiêu dùng năng lượng lớn nên sẽ nằm trong tính toán chiến lược của Nga để tìm kiếm đồng minh, cân bằng thế chiến lược, tháo gỡ khó khăn do chính sách bao vây, cấm vận của phương Tây. Nhất là trong chiến lược hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc có nhu cầu cao về mua sắm vũ khí của Nga, hiện đại hóa lực lượng vũ trang, nên sẽ là hướng đi khả thi nhằm phá vỡ thế bao vây, cấm vận của Mỹ và phương Tây. Tăng cường quan hệ với Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giải tỏa những khó khăn cả về chính trị, kinh tế, củng cố vị thế cường quốc của Nga trên bản đồ địa chính trị thế giới, đồng thời cũng phù hợp với tính toán chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh. Rõ ràng, những toan tính chiến lược của hai cường quốc có những điểm tương đồng nên dễ gặp nhau và trên thực tế, sớm hình thành sự liên kết Nga-Trung vì mục tiêu chung và lợi ích quốc gia của mỗi nước.

2. Yếu tố khiến Trung Quốc “xích lại” gần Nga hơn

Trung Quốc gặp khó khăn trong hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”

Hơn 40 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những kỳ tích to lớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và có xu hướng suy giảm đà tăng trưởng. Cùng với đó, tình hình chính trị, xã hội Trung Quốc có những diễn biến phức tạp. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả tích cực với các nhân vật Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, như: Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai cùng các Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu và các nhân vật cấp cao Cốc Tuấn Sơn, Lệnh Kế Hoạch… bị đưa ra xét xử và kết án. Đến Đại hội lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (10.2017), Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định, tham nhũng vẫn là “mối đe dọa lớn nhất”, và nhấn mạnh, “kiên quyết áp dụng thái độ không nhân nhượng với nạn tham nhũng, không nao núng trong việc đả hổ, diệt ruồi và săn cáo”. Nhưng mặt trái của chống tham nhũng cũng phần nào gây nên những “xáo trộn” nhất định trong đời sống chính trị, xã hội và làm “dậy sóng” chính trường Trung Quốc.

Khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh, nhận diện rõ đối thủ cạnh tranh vị thế siêu cường và vai trò “lãnh đạo” thế giới, Mỹ đã chuyển hướng chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. Khi Trung Quốc có những hành vi gây hấn ở Biển Đông, Mỹ và đồng minh đã phản đối quyết liệt hoạt động tôn tạo đảo nhân tạo trái phép của nước này; hậu thuẫn cho Philippine kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế PCA; tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực, tổ chức các hoạt động tuần tra xung quanh khu vực các đảo do Trung Quốc tự tôn tạo trái phép; triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc; tăng cường quan hệ với các nước đồng minh Đông Bắc Á, đẩy mạnh quan hệ với các nước Đông Nam Á… nhằm tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực và khiến “Giấc mộng Trung Hoa” trở nên khó hiện thực hóa. Vì vậy, “xích lại” gần Nga được xem là nước cờ khôn ngoan của Trung Quốc.

Nga-Trung gần nhau vì cả hai đang trong cùng một tình thế và có những điểm khá “tương đồng”

Trước hết, cả trong quá khứ và hiện tại, Nga, Trung đều chịu sức ép lớn từ Mỹ và phương Tây. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trong trật tự thế giới một cực, thì sức ép từ Mỹ đối với Nga và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, với mục đích giữ vững vị trí độc tôn “lãnh đạo” thế giới. Bên cạnh đó, dù là hình thức bề ngoài và trong ngắn hạn, cả Trung Quốc và Nga có quan điểm gần nhau về nhiều vấn đề quốc tế, đều ủng hộ trật tự thế giới đa cực và luôn thận trọng trong quan hệ với Mỹ. Nga, Trung thường xuyên chia sẻ với nhau những “điểm đồng” về quân sự, quốc phòng: Đều xác định mục tiêu cuối cùng của chính sách “tái cân bằng” và “NATO Đông tiến” do Mỹ khởi xướng là nhằm vào Nga và Trung Quốc; phản đối Mỹ bố trí hệ thống tên lửa ở châu Âu và THAAD ở Hàn Quốc; Trung Quốc không phản đối Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ phe đối lập ở Ukraine, cũng như trực tiếp tấn công quân sự vào Syria; trong khi Nga không phản đối Trung Quốc có những hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông… Đỉnh cao là tại Hội nghị thượng đỉnh G20 (9.2016), Tổng thống Nga V.I.Putin tuyên bố, ủng hộ Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông.

3. Toan tính chiến lược được nhìn từ 2 phía

Tăng cường gặp gỡ lãnh đạo cấp cao, bước đầu giải quyết được những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước và định hình cho xu hướng hợp tác trong tương lai. Kể từ năm 2012 khi Tập Cận Bình nắm quyền đến nay, lãnh đạo 2 nước đã gặp gỡ, trao đổi với tần suất không một nguyên thủ nào sánh được. Từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), Trung Quốc điều chỉnh chiến lược theo hướng thân Nga nhằm ngăn chặn ảnh hưởng cũng như tăng cường lực lượng đối phó với chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Nga, Trung đã giải quyết ổn thỏa những tồn tại về vấn đề biên giới dài hơn 4.000 km, đồng thời tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng, khoa học kỹ thuật, tài chính, thương mại, giao thông, nông nghiệp…. đưa quan hệ lên tầm cao chưa từng có trong lịch sử. Trung Quốc và Nga đã ký Thỏa thuận hợp tác đường sắt; phát triển máy bay dân dụng tầm xa và máy bay trực thăng hạng nặng; Hợp đồng năng lượng; Bản ghi nhớ sản xuất điện và xây dựng kho chứa khí đốt dự trữ dưới lòng đất tại Trung Quốc… Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với kim ngạch 2 chiều năm 2021 đạt 140 tỷ USD.

Hợp tác quân sự, quốc phòng Nga-Trung được hết sức chú trọng. Theo đó, Nga dành cho Trung Quốc quy chế “đặc biệt”, bán cho nước này nhiều hạng mục vũ khí quan trọng, bao gồm cả tàu ngầm Kilo, máy bay Su-27, Su-35, tàu khu trục, tổ hợp tên lửa phòng không S-400; giúp hạ thủy tàu sân bay Sơn Đông do Trung Quốc tự đóng; xây dựng Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa các tên lửa phòng không Tor-M1... Hợp tác quân sự giữa hai nước ngày càng tăng với nhiều cuộc diễn tập trên nhiều khu vực khác nhau. Những năm gần đây, Trung Quốc và Nga tổ chức tập trận “Hợp tác biển 2016” với nội dung chống tàu ngầm và đổ bộ trên Biển Đông; năm 2017 tổ chức tại biển Ban tích “Hợp tác Hải quân năm 2017” (từ 24-27.7.2017)… Tháng 8.2021, hơn 10.000 lính Nga, Trung cùng nhiều phương tiện khí tài chiến tranh đã phối hợp diễn tập quân sự lớn SIBU/interaction tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ. Tháng 10.2021, hai nước tiến hành đồng thời 2 cuộc tập trận chung ngoài khơi biển Viễn Đông và biển Nhật Bản. Mới đây nhất, ngày 21.01.2022, Nga-Iran-Trung Quốc đã tiến hành cuộc diễn tập hải quân và không quân ở Ấn Độ Dương, nhằm đối phó với hành vi “cướp biển”. Trong học thuyết hàng hải mới, Nga coi Trung Quốc là “đối tác cốt lõi” với mục đích có được sự ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Quan hệ Nga-Trung đã gặt hái nhiều nội dung quan trọng, được đánh giá hiện đang ở đỉnh cao nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, mối quan hệ đó nếu gạt bỏ hình thức bề ngoài, xem xét toàn diện tất cả các yếu tố: Bối cảnh lịch sử, nguyên nhân, tình thế và “tham vọng” chiến lược của mỗi bên, thì “màu thực dụng và thiếu bền vững” sẽ là xuyên suốt. Bởi quan hệ Nga-Trung hiện đang tồn tại những vấn đề chiến lược mà cả hai bên đều không thể, hoặc không muốn vượt qua.

Trước hết, giữa Nga và Trung Quốc thiếu hẳn lòng tin chiến lược, hợp tác trong “dè chừng” và tồn tại nhiều bất đồng khó thỏa hiệp do có những lợi ích và toan tính riêng của mỗi nước.

Trên thực tế, cả Trung Quốc và Nga đều chưa từng sử dụng cụm từ “liên minh” để nói về quan hệ 2 nước bởi sự thiếu vắng lòng tin chiến lược với nhau. Nga muốn có được sự đầu tư từ Trung Quốc để phát triển kinh tế, song lại lo ngại Trung Quốc sẽ bành trướng trên lãnh thổ Nga, do Trung Quốc thực hiện chính sách thực dụng để vừa mua được tài nguyên, công nghệ giá rẻ của Nga, vừa xâm lấn “mềm” về biên giới, lãnh thổ. Việc phải bán vũ khí SU-27, SU-35, tên lửa S-400 cho Trung Quốc, Nga cũng lo sẽ bị mất lợi thế do Trung Quốc nắm được “công nghệ” và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với Nga trên thị trường vũ khí; trong khi Trung Quốc lo sợ Nga mất khả năng thanh khoản do nền kinh tế bị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận nên đầu tư chậm chạp theo kiểu cầm chừng. Chính sự lo ngại sức mạnh quân sự của Trung Quốc có thể đuổi kịp Nga và sự thâm nhập sâu của Trung Quốc vào lãnh thổ Nga và khu vực Trung Á (khu vực chịu sự ảnh hưởng của Nga), nên Nga vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện của các lực lượng quân sự ở khu vực Viễn Đông sát với lãnh thổ Trung Quốc.

Hai là, Nga, Trung theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nên luôn cạnh tranh, lợi dụng lẫn nhau

Với Nga là giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính trong ngắn hạn, nhưng với Trung Quốc là sự mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực và lâu dài là trên phạm vi toàn cầu. Chính những mục tiêu như vậy đã xung đột nhau và triệt tiêu động lực quan hệ giữa hai nước. Khi Mỹ và đồng minh tiến sát biên giới, thì không gian hậu Xô viết - các nước phía Đông thuộc Trung Á là khu vực sống còn mà Nga cần bảo vệ, thì Trung Quốc lại tăng cường đầu tư các lĩnh vực như năng lượng, đẩy mạnh sử dụng đồng NDT; triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI)… nhằm gia tăng ảnh hưởng, cạnh tranh trực tiếp với Nga ở khu vực này. Với Nga, Sáng kiến BRI, không những Trung Quốc đang mở rộng sự ảnh hưởng vào khu vực Trung Á, đe dọa độc quyền xuất khẩu năng lượng của Nga mà còn từng bước gạt Nga ra khỏi khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng của mình. Đặc biệt, sự xung đột giữa 2 dự án “Con đường tơ lụa” (Trung Quốc khởi xướng) và Liên minh kinh tế Á-Âu (UAEU Nga khởi xướng) đều hướng vào không gian hậu Xô viết - Trung Á là tâm điểm xung đột chiến lược Nga-Trung. Trong khi Trung Quốc xây dựng được Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với sự tham gia của gần 60 nước và các cường quốc hàng đầu về kinh tế nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ, đồng bộ, hiện đại, thì UAUE chỉ nhằm tái kết nối những “nền kinh tế yếu kém” thuộc Liên Xô (cũ) do Nga lãnh đạo. Đến nay, ngoài Nga có 4/14 nước thuộc Liên Xô (cũ) là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan tham gia liên minh này. Thêm vào đó, trong khi nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn, không thể cung cấp cho các nước này khoản vay hoặc đầu tư ưu đãi, thì Trung Quốc với tiềm lực tài chính hùng hậu của mình đã trở thành chủ nợ lớn đối với các nước láng giềng của Nga. Hàng hóa đa dạng, giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào Trung Á và châu Âu khiến cho hàng hóa của UAUE “biến mất” trong đống hàng hóa khổng lồ đến từ Trung Quốc. Hơn nữa, quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại giữa Nga và Trung Quốc cũng tồn tại nhiều bất cập khó tháo gỡ. Nhất là nền kinh tế Nga hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào các khoản đầu tư và cho vay từ phía Trung Quốc.

Ba là, quan hệ quân sự, quốc phòng giữa hai nước phát sinh nhiều hệ lụy, tạo tâm lý lo ngại, đề phòng lẫn nhau.

Phải nói rằng, chính nhờ hợp tác với Nga mà sức mạnh quân sự của Trung Quốc được cải thiện đáng kể, nhưng cũng chính vì lẽ đó đã khiến Nga quan ngại và lo lắng. Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 mà Nga bán cho Trung Quốc có bán kính hoạt động xa, không những có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu xâm phạm không phận Trung Quốc, mà còn có tầm với đến các mục tiêu bên ngoài như: Đài Loan, Niu Đê-li (Ấn Độ), Xê-un (Hàn Quốc)… Đặc biệt, Trung Quốc đã cho triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (DF-41) tại Hắc Long Giang giáp biên giới và có khả năng vươn tới mọi mục tiêu chiến lược trên lãnh thổ Nga. Trong bối cảnh hai nước xác định “không có cùng đồng minh và đối thủ”, Nga cải thiện và tăng cường quan hệ với Trung Quốc nhưng không muốn làm tổn hại đến quan hệ với Ấn Độ. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc, Nga vẫn bán cho Ấn Độ tổ hợp tên lửa S-400, tàu khu trục, tiếp tục sản xuất và bàn giao máy bay SU-30MKI, xe tăng T-90…; thành lập liên doanh Nga-Ấn sản xuất trực thăng Ka-226T; hợp tác sản xuất tên lửa hành trình “Brahmos”… Điều này không những “không làm vui lòng” “người láng giềng” mà còn mâu thuẫn với chính tham vọng của Trung Quốc.

Quan hệ Nga-Trung thiếu bền vững còn do nguy cơ Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nga trên thị trường xuất khẩu vũ khí truyền thống nhờ những công nghệ “học hỏi” được từ Nga. Trong các hợp đồng mua vũ khí của Nga, Trung Quốc thường chỉ mua với số lượng ít, sau đó “giải mã” công nghệ và tổ chức sản xuất. Nhiều chuyên gia cho rằng, các vũ khí của Trung Quốc dường như là những “bản sao” các sản phẩm của Nga.

Quan hệ Nga-Trung thời gian qua, đã có những tác động tích cực trong việc định hình một trật tự thế giới đa cực, giảm bớt sự chi phối, thao túng thế giới từ một siêu cường duy nhất. Tuy nhiên, vì những toan tính chiến lược mà cả 2 bên khó có thể trở thành đồng minh của nhau theo đúng nghĩa. Vì vậy, bản chất của quan hệ Nga-Trung vẫn là một trong những ẩn số khó tìm./.

Nguyễn Đình Thiện – Học viện Chính trị CAND

Vũ Mã Sơn - Công an huyện Hải Hà-Quảng Ninh

Binh lính Nga tiến vào căn cứ tại đập Tishrin trên sông Euphrates, nằm cách Aleppo 90km về phía đông ở tỉnh Aleppo, Syria năm 2019 (Ảnh: Getty).

Điện Kremlin ngày 11/12 xác nhận Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã rời khỏi đất nước và đến Moscow sau khi lực lượng đối lập chiếm thủ đô Damascus trong một cuộc tấn công chớp nhoáng gây chấn động thế giới.

Việc Nga tuyên bố cấp quyền tị nạn cho Tổng thống Assad không phải là điều đáng ngạc nhiên. Điện Kremlin đã đầu tư rất nhiều vào việc hỗ trợ quân sự cho chính quyền Syria kể từ năm 2015, khi các cuộc không kích của Nga vào lực lượng đối lập giúp chính quyền Tổng thống Assad củng cố quyền lực. Đồng thời, Nga duy trì các hoạt động quân sự tại Syria, bao gồm hai căn cứ thường trực.

Khi chính quyền Tổng thống Assad bị lật đổ và phe đối lập lên nắm quyền, nhiều nghi vấn cho rằng khí tài của Nga ở Syria, chìa khóa để thể hiện sức mạnh quân sự của Moscow trong khu vực và trên trường quốc tế, đang bị đe dọa.

Tình báo Ukraine ngày 10/12 đưa tin Nga đã bắt đầu rút một số thiết bị quân sự khỏi Syria, đặc biệt là căn cứ không quân duy nhất của nước này bên ngoài Liên Xô cũ và là cảng nước ấm duy nhất trên thế giới.

Ngoài việc làm tổn hại đến uy tín quốc tế của Nga, bất kỳ cuộc rút quân nào cũng khiến các nhà quan sát suy đoán về sự suy yếu trong khả năng tiếp tục hoạt động của Nga trên khắp châu Phi.

Tuy nhiên hiện tại, quân đội Nga vẫn ở lại các căn cứ, dường như Điện Kremlin đang chờ đợi việc thành lập một chính quyền Syria mới.

"Tôi nghĩ mọi người đều đang theo dõi rất chặt chẽ", Neil Quilliam, nhà nghiên cứu tại tổ chức Chatham House, London, nói với trang tin Kyiv Independent.

"Tôi thấy có hai khinh hạm và một tàu ngầm chỉ cách căn cứ khoảng 6 hoặc 7km. Vì vậy, các tàu này đang ở trong khu vực. Tôi nghĩ rằng chúng vẫn đồn trú tại thời điểm này, xem tình hình sẽ diễn ra như thế nào ở Damascus", chuyên gia Neil nói thêm.

Một cơ sở hải quân của Nga ở Tartous, Syria (Ảnh: Google Maps/Bloomberg).

Đài BBC ước tính có khoảng 7.500 binh lính Nga ở Syria tính đến đầu năm 2024.

"Nga luôn duy trì sự hiện diện rất hạn chế ở Syria và việc duy trì sự hiện diện quy mô nhỏ dễ hơn là sự hiện diện quy mô lớn", Anna Borshchevskaya, chuyên gia cấp cao tại Viện Chính sách Cận Đông Washington, cho biết. Bà ước tính tổng số binh lính Nga ở Syria khoảng 4.500 người.

Marat Gabidullin, lính đánh thuê của tổ chức quân sự tư nhân Nga Wagner, đã mô tả căn cứ không quân Hmeimim là "trung tâm" trong các hoạt động của Nga trên khắp châu Phi và Trung Đông.

"Tất cả hoạt động hậu cần chính đều đi qua Hmeimim. Bây giờ họ sẽ phải xây dựng lại hậu cần và đặt cược vào Libya, và Libya là một khu vực rất bất ổn", Gabidullin nói, đặc biệt lưu ý đến những khó khăn khi đối phó với lực lượng mạnh ở miền đông Libya.

Cảng Tartus có 6 tàu của Nga, 3 tàu chiến, 2 tàu chở dầu và một tàu ngầm. Căn cứ không quân ở Hmeimim đã giữ lại một số lượng máy bay không xác định nhưng đã tiến hành các hoạt động trên không chống lại cuộc tiến công của phe đối lập vào tháng 12.

Theo chuyên gia Borshchevskaya, căn cứ Hmeimim đã từng là nơi xuất kích của nhiều máy bay chiến đấu Sukhoi trong nhiều năm.

"Chúng tôi đã thấy quân đội Nga chủ yếu rút về căn cứ không quân Hmeimim, và sau đó cũng rút về căn cứ Tartus. Hiện tại, họ vẫn hiện diện ở đó. Chưa có cuộc di tản nào cả", Neil Quilliam, chuyên gia của Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Chatham House, cho biết.

Vị trí các căn cứ Nga tại Syria (Ảnh: BBC).

Mặc dù Đại sứ quán Nga tại Syria đã kêu gọi công dân nước này rời khỏi Syria vào ngày 6/12, nhưng Nga vẫn chưa rút quân hỗn loạn như một số người dự đoán.

Dara Massicot, chuyên gia cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cho rằng bất kỳ cuộc sơ tán hàng loạt thiết bị của Nga nào cũng sẽ được nhìn thấy rõ.

Theo các chuyên gia, Nga đang đối mặt với một cuộc giằng co về chính trị. Mặc dù Nga rõ ràng đang đề phòng, nhưng có vẻ như Moscow cũng đang tiếp nhận quá trình chuyển giao quyền lực ở Syria.

Theo chuyên gia Borshchevskaya, điều Nga quan tâm là đảm bảo ảnh hưởng của nước này với chính quyền ở Syria, bất kể ai lên nắm quyền.

Tác động của việc chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ đối với Ukraine vẫn chưa chắc chắn. Trong khi đó, Nga và Iran đã cáo buộc Ukraine huấn luyện và trang bị cho các nhóm đối lập ở Syria.

"Các chiến trường Syria và Ukraine luôn có mối liên hệ sâu sắc. Nếu Nga rút khỏi Syria, họ có thể sẽ đến Donbass hoặc nơi khác. Đây là một kịch bản không chắc chắn", chuyên gia Borshchevskaya nhận định.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.