Đà Nẵng Ngập Lụt

Đà Nẵng Ngập Lụt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội có báo cáo do Giám đốc Sở Nguyễn Xuân Đại ký, cho biết toàn Thành phố hiện đang gieo trồng khoảng 93.138ha cây hàng năm (72.058ha lúa, hiện nay đang giai đoạn làm đòng - chín sáp, thời gian thu hoạch lúa tập trung dự kiến từ 25/9-05/10/2024; 21.080ha rau màu, đã thu hoạch khoảng 9.064 ha chiếm 43% diện tích) và 20.339,4ha cây ăn quả. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 22.600ha.

CẢNH BÁO NGUY CƠ NGẬP LỤT Ở MỘT SỐ QUẬN HUYỆN

Theo Sở Giao thông Vận tải, việc cấm một số xe để đảm bảo an toàn cho người và xe. Ảnh hưởng của bão Yagi các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu cầu. Cầu Chương Dương được xây từ năm 1983, sử dụng từ tháng 6/1985, đến nay đã 39 năm. Từ năm 1985 đến 2010, đây là cầu độc đạo cho ôtô đi từ trung tâm Hà Nội sang Gia Lâm, kết nối với các tỉnh phía Bắc. Hiện mỗi ngày, cầu có khoảng 95.000 lượt xe qua lại, hơn 8 lần so với thiết kế.

Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo khẳng định, cầu Chương Dương đã xuống cấp nhưng vẫn bảo đảm khả năng chịu lực, cơ bản hoạt động bình thường. Từ khi thành phố nhận quản lý, Sở và các đơn vị liên quan đã hai lần kiểm định cầu vào năm 2013 và 2021. Kết quả cho thấy cầu chính vẫn bảo đảm chịu lực.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia đã có cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội vào sáng 10/9/2024. Theo đó, Cảnh báo đợt mưa do hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 10-20 cm. Đáng chú ý, một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn 25-30 cm.

Những đường phố có khả năng bị  ngập do mưa lớn kéo dài:

Quận Tây Hồ: Thụy Khuê, Dương Quảng Hàm, Phú Xá...

Quận Ba Đình: Thành Công, Huỳnh Thúc Kháng, La Thành, Liễu Giai, Điện Biên Phủ, Núi Trúc, Ngọc Khánh, Nguyễn Trường Tộ...

Quận Hoàn Kiếm: Phùng Hưng, Liên Trì-Nguyễn Gia Thiều, ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, phố Đinh Liệt, phố Nguyễn Siêu-ngõ Gạch, Tông Đản, ngã tư Quang Trung - Trần Quốc Toản, Thợ Nhuộm, Bà Triệu, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, ngã ba Đường Thành - Hàng Nón.

Quận Đống Đa: Bùi Xương Trạch, Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Lê Duẩn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Kim Liên...

Quận Thanh Xuân: Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Tuân, Lương Thế Vinh, Nguyễn Xiển, Quan Nhân - Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tưởng, Phùng Khoang, đường Tố Hữu (đoạn từ Lương Thế Vinh đến Trung Văn)…

Quận Hai Bà Trưng: Nguyễn Khoái, Lạc Trung, Mạc Thị Bưởi, Hàng Chuối, Trần Xuân Soạn, Thanh Nhàn, Yec-xanh.

Quận Cầu Giấy: Ngã tư Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên (phía sau tòa nhà Keangnam), Hoàng Quốc Việt (gần Đại học Điện lực), Phan Văn Trường, Phùng Chí Kiên, Trần Bình, phố Hoa Bằng.

Quận Hoàng Mai: Thịnh Liệt, đường Đền Lừ, đường Hoàng Mai, phố Vĩnh Hưng, Trương Định, Lĩnh Nam, Định Công.

Quận Nam Từ Liêm: phố Đỗ Đức Dục, phố Phùng Khoang, hầm chui dân sinh qua Đại lộ Thăng Long.

Quận Hà Đông: Phố Triều Khúc, đường Quyết Thắng, Tô Hiệu, Yên Nghĩa...

Hình ảnh Tuyên Quang sau trận ngập lụt

TPO - Sau nhiều ngày hoành hành, sáng 12/9, nước lũ ở nhiều khu vực thuộc thành phố Tuyên Quang rút nhanh. Nhà cửa, phố phường ngập rác, bùn đất. Lực lượng công an, công nhân môi trường đô thị và người dân hối hả dọn dẹp, với mong muốn sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Trường Phong - Hoàng Mạnh Thắng

e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34

ff8080815e5b41fb015e5b817a510004

DFBEFAD5B1A809F7E05382FC0367B520

Hướng dẫn vệ sinh môi trường sau ngập lụt

ff80808191dd38cf0191e06a5e3d1d95

(VLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang tăng mạnh theo triều cường, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và các vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long. Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dự kiến tiếp tục tăng. Từ ngày 4-6/10, mực nước tại trạm Tân Châu và Châu Đốc có thể vượt mức báo động I từ 0,1-0,25m, sau đó sẽ biến đổi chậm.

Tại tỉnh Vĩnh Long, theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, mực nước cao nhất trên các sông, rạch trong tỉnh đang lên theo triều ở mức dao động báo động I, II. Tại các sông trong địa bàn tỉnh mực nước có xu hướng lên nhanh theo kỳ triều đầu tháng 9 âl. Đỉnh triều cao nhất xuất hiện vào ngày 5-6/10 (nhằm ngày 3-4/9 âl) ở mức trên báo động III khoảng 0,1-0,2m.

Cảnh báo phạm vi ngập lụt: Những nơi có cao trình thấp ngoài đê bao, các vùng ven sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Măng Thít và nội ô TP Vĩnh Long các tuyến đường Phường 1, 2, 3, 4, 8 ngập sẽ tăng dần theo diễn biến của thủy triều. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt: Cấp độ I. Ngập lụt có khả năng tác động xấu đến môi trường, các hoạt động giao thông đi lại của tàu thuyền, các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian mực nước dâng cao theo triều.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh dự báo trong tháng 10, Vĩnh Long xuất hiện nhiều ngày có mưa vừa, mưa to và giông, khả năng có 2-3 đợt mưa diện rộng kéo dài nhiều ngày. Dự báo, tổng lượng mưa tháng dao động 230-350mm. Xu thế tổng lượng mưa tháng ở mức cao hơn khoảng 20-50% so với trung bình nhiều năm.

Cảnh báo, giông sét, lốc xoáy, gió giật mạnh và mưa lớn... có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng người dân, thiệt hại về tài sản, không thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời và các phương tiện tham gia giao thông, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp.

Mưa nhỏ đến vừa, có nơi mưa to đã khiến nhiều tuyến đường và khu vực thấp trũng của thành phố bị ngập, ảnh hưởng lớn đến giao thông và sinh hoạt của người dân.

Theo ghi nhận, trong 6 giờ qua, từ 0h đến 6h ngày 18/9, thành phố Đà Nẵng đã trải qua hiện tượng mưa nhỏ đến vừa, có nơi mưa to.

Theo thống kê, tổng lượng mưa ghi nhận được tại một số khu vực như sau: Hòa Khê đạt 27.2mm, Hồ Thạc Gián 27.8mm, và Chi cục Thủy Lợi 30.6mm.

Mực nước trên các sông Vu Gia và sông Cẩm Lệ hiện đang ở mức thấp và dao động nhẹ.

Tuyến đường Quang Trung đã bị ngập, một số người dân đi xe máy phải dắt bộ.

Trong khoảng thời gian 2-3 giờ tới, nguy cơ ngập úng có thể xảy ra trên các tuyến đường và khu vực thấp trũng. Đặc biệt, các khu vực và phường (xã) chi tiết được nêu trong phụ lục 1 cần đặc biệt lưu ý.

Thời gian ngập lụt dự kiến sẽ diễn ra từ thời điểm hiện tại cho đến 10h00 ngày 18/9. Độ sâu ngập có thể dao động từ 0.05-0.30m, và có khả năng ở một số nơi sẽ sâu hơn.

Theo đánh giá, cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt được xác định ở mức cấp 1. Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng ngập lụt có khả năng xảy ra nhưng không đến mức nghiêm trọng.

Nhiều tuyến đường ngập sau nhiều tiếng mưa.

Tình trạng ngập đã gây ra ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường chính của thành phố như Hùng Vương, Hàm Nghi, Quang Trung...

Điều này cũng khiến nhiều người đi làm vào buổi sáng phải dắt xe máy vì nước quá sâu không thể di chuyển. Một số người đã phải dừng lại giữa đường.

Người dân được khuyến cáo nên thay đổi lộ trình, tránh những đường bị ngập.

Các cơ quan chức năng và lực lượng cứu hộ đã được triển khai để hỗ trợ và điều phối giao thông. Tuy nhiên, việc khắc phục tình trạng ngập úng sẽ cần thời gian và sự phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng làm giảm mức nước ngập và khôi phục giao thông bình thường.

Người dân được khuyến cáo hạn chế di chuyển nếu không thật sự cần thiết và tìm kiếm các lộ trình thay thế để tránh các khu vực bị ngập.

Mexico đã ngừng mọi hoạt động theo dõi và cảnh báo đối với bang Baja California Sur sau khi mưa từ bão Ileana trút xuống khu nghỉ dưỡng Los Cabos một ngày trước đó.

Theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, bão Ileana di chuyển về phía Bắc qua phía Nam vịnh California với tốc độ khoảng 11 km/h. Cơn bão cách La Paz, Mexico khoảng 110 km về phía Đông với sức gió duy trì tối đa ở vùng gần tâm bão 65 km/h.

Các cảnh báo bão nhiệt đới đã được ban hành cho các khu vực bờ biển phía Bắc bang Sinaloa và miền Nam Sonola.

Vào ngày 13/9, cảnh báo đã có hiệu lực đối với một số khu vực của bán đảo Baja California - bao gồm Cabo San Lucas và San Jose del Cabo.

Juan Manuel Arce Ortega thuộc Cơ quan Bảo vệ Dân sự Los Cabos cho biết do ảnh hưởng của bão Ileana, chính quyền hai thành phố La Paz và Los Cabos đều phát cảnh báo đỏ, khuyến cáo người dân tránh các khu vực nhiều sông suối, vùng trũng... để giảm thiểu nguy cơ bị nước cuốn trôi.

Tất cả các trường học ở Los Cabos cũng đã đóng cửa vào ngày 13/9 do cơn bão.

Óscar Cruces Rodríguez thuộc Cơ quan Bảo vệ Dân sự liên bang Mexico cho biết trong một tuyên bố rằng người dân nên tránh ra khỏi nhà cho đến khi cơn bão đi qua và nếu người dân ở trong khu vực có nguy cơ lũ lụt thì hãy tìm nơi trú ẩn tạm thời.

Theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Los Cabos, các nhà chức trách địa phương đã chuẩn bị 20 cơ sở trú ẩn tạm thời tại San Jose del Cabo và Cabo San Lucas.

Mưa vẫn tiếp tục diễn ra trong suốt chiều 13/9 ở Los Cabos, với một số con đường bị ngập và bao cát chất đống xung quanh khu vực của một số khu nghỉ dưỡng. Một vài người vẫn đi bộ quanh bến thuyền.

Đầu tuần này, bão Francine đã suy yếu thành một cơn bão nhiệt đới sau khi di chuyển về phía Bắc qua bang Mississippi, khiến bang này và các vùng lân cận bị ngập lụt do mưa lớn sau khi đổ bộ vào bờ biển bang Louisiana vào tối 11/9 với cường độ bão cấp 2 nguy hiểm. Vào tháng 8, bão nhiệt đới Ernesto đã di chuyển khỏi Bermuda sau khi đổ bộ vào hòn đảo này với cường độ bão cấp 1.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, hoạt động của bão có xu hướng đạt đỉnh vào giữa tháng 9.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Để sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ trong năm 2022, nhằm đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các chất thải phát tán khi mưa lũ, ngập úng, góp phần phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân trong mùa mưa lũ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản số 908/KSBT-SKMT&YTTH ngày 19/5/2022 hướng dẫn các đơn vị y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nội dung, giải pháp:

I. HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRƯỚC KHI NGẬP LỤT.

– Chuẩn bị nắp và ni lông để bịt miệng giếng khoan.

– Bịt miệng giếng, lu, nút giếng trước khi sơ tán hoặc thấy có nguy cơ bị ngập. Khi bịt miệng giếng cần có một khe nhỏ cho khí thoát ra khi nước dâng lên.

– Có dự trữ nước trong các bể chứa, dụng cụ chứa nước ở trên cao.

– Dự trữ một số nước uống đóng bình, đóng chai hoặc nước uống đã đun sôi.

2. Đối với nhà tiêu và chuồng gia súc, gia cầm

– Nhà tiêu hai ngăn, một ngăn: Lấy hết phân ra, đào hố ủ lèn chặt đất, mỗi ngăn đổ khoảng 2 – 3 kg vôi bột, chuẩn bị sẵn vật liệu gắp nắp đậy lỗ đi tiêu.

– Nhà tiêu tự hoại, bán tự hoại hoặc thấm dội nước: Chuẩn bị sẵn nút bệ xí.

– Nhà tiêu đào cải tiến (chìm có ống thông hơi): Chuẩn bị sẵn nắp đậy lỗ tiêu.

– Chuồng gia súc, gia cầm: Lấy hết phân ra ủ, xử lý chuồng trại bằng vôi bột, có thể rời chuồng gia súc, gia cầm đến nơi đất cao để tránh ngập lụt.

II. HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG KHI NGẬP LỤT

1. Đối với các nguồn nước: Quy trình: Làm trong nước, Khử trùng bằng Cloramin B, Đun sôi rồi mới sử dụng Ăn, uống

1.1. Làm trong nước bằng phèn chua:

– Nếu không có phèn chua: Dùng vải sạch lọc nước, làm vài lần đến khi nước trong.

– Hóa chất: Cloramin B bột loại 25% hoạt tính.

– Liều lượng: 0,3 gam bột cloramin B cho 30 lít nước.

Có thể dùng thìa ước tính như sau:1 thìa canh đầy tương đương 10 gam. 1/3 thìa bột cloramin B cho 300 lít. Thìa cloramin B cho khoảng 1.000 lít nước (1m3 nước).

– Cách khử trùng: Cho nước vào xô, chậu, dụng cụ chứa nước, tốt nhất dùng dụng cụ chứa nước có định lượng. Ví dụ sử dụng xô khoảng 10 – 20 lít. Hòa tan Cloramin B vào gáo nước rồi đổ vào dụng cụ chứa nước; Trộn đều, múc nước lên, khi thấy mùi Clo là được. Dùng nước sau xử lý 30 phút. Đun sôi trước khi dùng.

+ Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong n­ước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của clo.

+ Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

+ Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng. Nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống được.

1.3. Khử trùng bằng nhiệt: Đun sôi nước trước khi sử dụng.

2. Xử lý phân trong khi ngập lụt

– Đào hố tiêu tạm thời ở chỗ đất cao, chưa bị ngập và cách xa nhà ở, nguồn nước trên 50m.

– Hộ gia đình: Đào những hố nhỏ kích thước 0,5m x 0,5m x 0,5m.

– Nơi sơ tán: Đào hố tiêu nông hoặc sâu cho khoảng 100 người dùng

– Khi sử dụng xong dùng tro hoặc đất lấp lại, khi kết thúc sơ tán phải lấp đất kỹ và lèn chặt.

– Nơi nước ngập cao, không kịp sơ tán hoặc phải ở lại nơi ngập lụt thì tạm thời sử dụng thùng, chậu, rổ… lót nilon, đổ tro, trấu hoặc đất vào, đi tiểu vào đó rồi treo phía ngoài nhà hoặc trên cây, khi nước rút đem đi chôn. Có thể bố trí nhà tiêu di động để thu gom và xử lý phân.

2.2. Xử lý phân gia súc, gia cầm

– Tập trung và chôn hàng ngày chỗ đất cao, chưa ngập, cách xa nơi ở, nguồn nước trên 50m. Trước khi lấp đất, rắc vôi bột để khử trùng tránh gây ô nhiễm.

– Nơi không có chỗ chôn cần tập trung, xử lý bằng vôi bột và đóng vào các bao kín để ở nơi đất cao không ngập nước; dùng túi nilon bọc kín tránh ruồi, mùi hôi. Khi nước rút đem đi chôn.

2.3. Quản lý gia súc, gia cầm và xử lý xác súc vật trong khi ngập lụt

– Gia súc và gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông gia súc, gia cầm để tránh làm ô nhiễm môi trường. Làm vệ sinh chuồng trại và tẩy uế hàng ngày bằng các loại hóa chất khử trùng thông thường như: vôi bột, Cloramin B. Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh phải cách ly hoặc đem tiêu hủy (chôn hoặc đốt) đúng theo quy định. Trước khi chôn xác súc vật chết hoặc bị bệnh cần xử l‎ý bằng vôi bột hoặc hóa chất sát trùng, tốt nhất là bao gói kín bằng vật liệu không thấm nước và chôn ở nơi đất cao xa nguồn nước và khu dân cư. Đào hố chôn sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m, đổ 2 – 3kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hóa chất khử trùng, tẩy uế (Crezil, Cloramin B) nồng độ cao (có thể tới 100mg/l Cloramin B) rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới. Trường hợp phải chôn ở nơi có nguy cơ ngập nước thì phải lèn chặt bằng đất đá không để xác súc vật nổi lên. Những nơi có điều kiện có thể thiêu hủy xác động vật chết.

3. Thu gom, xử lý rác thải y tế

– Quy định và hướng dẫn người dân bỏ rác đúng thùng/túi phân loại rác. Rác thải phát sinh của người F0 đang được quản lý tại nhà/tại nơi tránh trú và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 thải bỏ phải được đựng trong thùng/túi đựng rác thải y tế, bên ngoài có chữ “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

– Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài.

– Khu vực lưu giữ tạm thời chất thải y tế trong thời gian mưa, lũ cần được bố trí ở một khu vực nền cao thoát nước, có mái che, cách xa khu vực ở của người dân. Trường hợp khu lưu giữ chất thải y tế tạm thời không có mái che, cần để chất thải vào túi nilon không thấm nước và buộc chặt miệng túi. Bố trí các phương tiện, dụng cụ, túi, thùng để thực hiện thu gom chất thải; khử khuẩn, vệ sinh môi trường, …

– Rác thải y tế phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp do địa phương lựa chọn để vận chuyển, xử lý theo quy định.

III. HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SAU KHI NGẬP LỤT

1. Đối với các nguồn nước: Quy trình: Thau rửa dụng cụ chứa nước hoặc giếng, Làm trong nước, Khử trùng bằng Cloramin B, Đun sôi

1.1. Bước 1: Thau rửa dụng cụ chứa nước, giếng nước:

– Đối với giếng nước: Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng. Tháo bỏ nắp và nilong bịt miệng giếng. Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng. Dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng.

– Nếu giếng ngập lụt, nước đục: Thau vét giếng: Múc cạn nước và vét bùn cặn. Trường hợp không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung. Nếu tất cả các giếng trong khu vực đó đều không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: múc nước lên bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, tiến hành thau rửa sau.

– Nếu giếng bị ngập nhưng nước không tràn vào giếng và nước trong: Khử trùng nước trong giếng để sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn, thau rửa, tiến hành thau rửa giếng sau.

1.2. Bước 2: Làm trong nước bằng phèn chua:

Liều lượng: 10 gam phèn chua cho 200 lít nước. 50 gam phèn chua cho 1.000 lít nước (1m3 nước). Nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/1.000 lít (1m3).

Cách làm: Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để từ 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.

– Nguyên tắc: Nước sau khử trùng phải có nồng độ Clo dư: 0,2 – 1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo).

– Cách khử trùng: Nồng độ 10g/1m3 nước.

– Đối với bể chứa nước: Thau rửa bể chứa. Xử lý bằng Cloramin B theo nồng độ 10g/1m3 nước.

– Đối với giếng nước (giếng khơi, giếng đào): Múc một gầu nước, hòa lượng Cloramin B vào nước, khuấy cho tan hết. Tưới đều gầu nước này vào giếng. Thả gầu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý: Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

+ Đối với giếng khoan: Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

– Nước rút đến đâu, các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó, đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

– Khi nước rút hết: Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác gia súc vật chết, tẩy uế.

– Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.

– Làm vệ sinh và tu sửa nhà tiêu (nếu không hỏng nặng). Nếu nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.

– Tính toán lượng xác súc vật chết cần xử lý.

– Vị trí chôn xác súc vật: tốt nhất là chôn ở ngoài đồng, xa các nguồn nước (ao, hồ, sông…..) ít nhất 50m. Có thể chôn xác súc vật ở trong vườn nhưng cần lưu ý là phải cách xa các giếng nước ít nhất 30m và phải xử lý kỹ bằng hóa chất khử trùng tẩy uế.

Đào hố chôn: Vùi sâu xác súc vật dưới đất ít nhất 0,8m. Chuyển toàn bộ xác súc vật và hớt một lớp đất dày 10cm chỗ xác súc vật nằm cho vào hố chôn. Đổ 2 – 3 kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hóa chất khử trùng, tẩy uế (Crezil, Cloramin B) nồng độ cao (có thể tới 100 mg/l Cloramin B) rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới.

– Khử trùng nơi có xác súc vật: Sau khi chuyển xác súc vật đi chôn, phun thuốc khử trùng hoặc rắc vôi bột vào chỗ đó. Nếu không có vôi bột hay hóa chất khử trùng thì có thể tập trung rác (khô) vào chỗ đó và đốt.

Hàng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại và rào chắn.

Sau khi ngập lụt giảm bớt và nước rút dần, người người nhà nhà bắt tay vào công cuộc dọn nhà. Trong đó ngán ngẩm nhất chính là cảnh bùn đất phủ kín nền nhà cũng như những đồ vật chưa kịp sơ tán vì quá trình dọn rửa sẽ tốn nhiều thời gian, công sức.

Nhưng khó khăn cũng không ngăn được tinh thần tích cực của mọi người. Ai mà ngờ được chính “kiếp nạn” này lại đem đến niềm vui “vô tri” cho cư dân mạng ngày lụt, đó là đoán tên đồ vật đang bị bao bọc một lớp bùn đất.

Mới đây, trên Threads xuất hiện clip làm sạch một món đồ lạ có hình tròn, bị phủ kín bùn đất. Trước khi được làm sạch, món đồ khiến cư dân mạng liên tưởng đến chiếc thớt hoặc hộp bánh quy, thậm chí có người còn mạnh dạn dự đoán đó là cổ vật quý giá. Tuy nhiên tất cả đáp án này đều sai. Sau khi được xịt nước, “tắm táp” sạch sẽ thì món đồ hiện ra là một robot hút bụi lau nhà.

Nước lũ rút đi khiến bùn đất đọng lại bám trên nhiều đồ vật, sàn nhà (Nguồn: Threads)

Dù nhiều người đoán sai nhưng đoạn clip vẫn viral trên MXH, thu về gần 60k lượt xem chỉ sau 10 tiếng đồng hồ đăng tải. Nhìn món đồ hiện nguyên hình, có người còn tranh thủ giục chiếc máy hút bụi nhanh chóng quay lại công việc, hỗ trợ gia chủ dọn dẹp nhà cửa.

“Dậy lau nhà đi bạn ơi”, “Được tắm rửa sạch sẽ rồi thì phụ dọn nhà đi bây”, “Kêu nó dậy dọn phụ đi, ngủ thế đủ rồi”, “Sao anh chạy lụt mà nỡ quên em thế?”, “Tưởng tìm được cổ vật gì đó trời ơi”, "Rửa xong mà không dùng được là bay cỡ chục triệu nè!",... là một số bình luận của dân tình.

Robot hút bụi trước và sau khi được làm sạch (Ảnh chụp màn hình)

Thời gian vừa qua, nhiều phương pháp dọn nhà cho người dân miền Bắc tham khảo cũng được chia sẻ rầm rộ trên MXH. Trong đó một cách được lan truyền rộng rãi là phải bắt tay vào dọn từ khi nước chưa rút cạn. Cụ thể: "Khi nước rút đến tầm đầu gối thì khuấy đảo bùn liên tục để bùn trôi dần theo nước ra khỏi nhà. Có khi thức đêm canh mức nước rút dọn theo! Đợi cạn mới dọn thì cực kỳ khó và vất vả".

Bởi lẽ đợi đến khi nước cạn mới bắt tay vào dọn thì bùn đất sẽ khô cứng và dính chặt vào tường/sàn nhà, nhân đôi khó khăn cho cả nhà. Vì vậy khi thấy nước bắt đầu rút xuống, đặc biệt mực nước đến đầu gối thì hãy tranh thủ dùng chân, chổi hoặc gậy cứng khuấy đảo để đẩy bùn đất trôi cùng theo nước.

Nếu để đến khi bùn đất khô sệt và đọng lại thế này thì sẽ rất khó dọn dẹp

Bên cạnh đó nhiều người cũng lưu ý rằng mọi người nên bảo vệ bản thân đầu tiên trong quá trình dọn nhà bằng cách dùng ủng cao su và bao tay cao su. Bởi lẽ ước lụt không giống nước mưa, chúng rất bẩn và chứa siêu nhiều vi khuẩn, nếu tiếp xúc lâu sẽ dễ bị tình trạng nước ăn da tay hoặc mắc các bệnh da liễu, tệ hơn là nhiễm khuẩn.

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung bộ, lượng mưa đo được tại các điểm đo mưa tự động: Cao Sơn 52,8 mm, Bình Sơn 52,2 mm (Anh Sơn); Chợ Trảng 81,4 mm (Hưng Nguyên); Công Thành 109,2 mm, Huyện Yên Thành 108 mm (Yên Thành); Diễn Thái 143,2 mm, Tăng Thành 141 mm (Diễn Châu); Đô Lương 91,4 mm, Mỹ Sơn 1 80,4 mm (Đô Lương); Hoàng Mai 51,6 mm (TX.Hoàng Mai); Khe Lá 58,8 mm, Tân Kỳ 55 mm (Tân Kỷ); Môn Sơn 69 mm, Môn Sơn 67 mm (Con Cuông); Quỳnh Lưu 94,4 mm (Quỳnh Lưu); Thác Muối 68 mm, Hạnh Lâm 61,8 mm (Thanh Chương); Yên Thượng 75,2 mm, Nam Thanh 1 56 mm (Nam Đàn);

Dự báo trong 6 giờ tới các huyện miền núi tỉnh Nghệ An có mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Lượng mưa dự báo phổ biến: 30-60mm, có nơi trên 60mm. Đợt mưa này nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các vùng trũng thấp, khu đô thị, ven sông suối tỉnh Nghệ An. Cụ thể ở các huyện:

- Đô Lương: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hồng Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Lưu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thị trấn Đô Lương, Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn

- Yên Thành: Bắc Thành, Bảo Thành, Công Thành, Đại Thành, Đồng Thành, Khánh Thành, Liên Thành, Long Thành, Lý Thành, Minh Thành, Mỹ Thành, Nam Thành, Nhân Thành, Sơn Thành, Tăng Thành, Thịnh Thành, Trung Thành, Viên Thành, Vĩnh Thành, Xuân Thành

- TP.Vinh: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Dũng, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân

- Anh Sơn: Bình Sơn, Cẩm Sơn, Cao Sơn, Đỉnh Sơn, Đức Sơn, Hoa Sơn, Hội Sơn, Hùng Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn, Lĩnh Sơn, Long Sơn, Phúc Sơn, Tào Sơn, Thạch Sơn, Thị trấn Anh Sơn, Tường Sơn, Vĩnh Sơn

- Thanh Chương: Cát Văn, Đại Đồng, Đồng Văn, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Ngọc Sơn, Phong Thịnh, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Đồng, Thanh Đức, Thanh Dương, Thanh Giang, Thanh Hà, Thanh Hòa, Thanh Hương, Thanh Khai, Thanh Khê, Thanh Lâm, Thanh Liên, Thanh Lĩnh, Thanh Long, Thanh Lương, Thanh Mai, Thanh Mỹ, Thanh Ngọc, Thanh Nho, Thanh Phong, Thanh Sơn, Thanh Thịnh, Thanh Thủy, Thanh Tiên, Thanh Tùng, Thanh Xuân, Thanh Yên, Thị trấn Thanh Chương, Võ Liệt, Xuân Tường

- Hưng Nguyên: Châu Nhân, Hưng Đạo, Hưng Lĩnh, Hưng Lợi, Hưng Mỹ, Hưng Nghĩa, Hưng Phúc, Hưng Tân, Hưng Tây, Hưng Thành, Hưng Thịnh, Hưng Thông, Hưng Trung, Hưng Yên, Hưng Yên Bắc, Long Xá, Thị trấn Hưng Nguyên, Xuân Lam

Diễn Châu: Diễn An, Diễn Cát, Diễn Hạnh, Diễn Hoa, Diễn Kim, Diễn Lộc, Diễn Lợi, Diễn Nguyên, Diễn Phú, Diễn Phúc, Diễn Quảng, Diễn Tân, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Thọ, Diễn Trung, Minh Châu, Thị trấn Diễn Châu

- Nam Đàn: Hồng Long, Hùng Tiến, Khánh Sơn, Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Giang, Nam Hưng, Nam Kim, Nam Lĩnh, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Xuân, Thị trấn Nam Đàn, Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Xuân Hòa, Xuân Lâm

- Nghi Lộc: Khánh Hợp, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Hoa, Nghi Hưng, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Văn, Nghi Vạn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ, Thị trấn Quán Hành

- TX.Cửa Lò: Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thu

Độ sâu ngập lụt lớn nhất dự báo khoảng từ 0,2-0,6m và kéo dài hết ngày 23/9.

Cùng với mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu dân cư, ngập úng tại các vùng trũng thấp tại các địa phương:

- Anh Sơn: Bình Sơn, Cao Sơn, Hội Sơn, Phúc Sơn

- Con Cuông: Bồng Khê, Châu Khê, Chi Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Thạch Ngàn, Thị trấn Con Cuông

- Quỳ Châu: Châu Bình, Châu Hạnh, Châu Hoàn, Châu Hội, Châu Nga, Châu Phong, Châu Thắng, Châu Thuận, Diên

- Quế Phong: Châu Kim, Châu Thôn, Đồng Văn, Mưởng Nọc, Nậm Giải, Thông Thụ

- Thanh Chương: Hạnh Lâm, Ngọc Sơn, Thanh Đức, Thanh Hương, Thanh Thủy

- Tân Kỳ: Nghĩa Dũng, Thị trấn Tân Kỳ

- TX.Thái Hoà: Nghĩa Thuận, Quang Tiến

Trong đó, các xã thuộc các huyện miền núi: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Nghĩa Đàn, cần đặc biệt lưu ý theo dõi tình hình.

Lũ quét có khả năng gây sạt lở hư hại các công trình giao thông, thuỷ lợi, gây thiệt hại về người và của, người dân cần lưu ý bảo vệ tài sản và tìm nơi trú ẩn an toàn.

Lực lượng tuần duyên hỗ trợ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt ở thị trấn Polangui, tỉnh Albay, phía Nam Manila, Philippines ngày 23/10 (Ảnh: AFP).

Rạng sáng nay 24/10, bão Trà Mi đã đổ bộ khu vực Đông Bắc đảo Luzon của Philippines với sức gió lên tới 160km/h. Bão đang di chuyển theo hướng Tây, qua tỉnh Isabela và hướng ra Biển Đông.

Người dân ở Bicol sơ tán do ngập lụt (Ảnh: Reuters).

Cơ quan Dự báo Thời tiết Philippines cảnh báo mưa lớn tiếp tục gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở một số tỉnh phía Bắc.

Ngập lụt ở thành phố Naga, Philippines do ảnh hưởng của bão Trà Mi (Ảnh: AFP).

Trước khi đổ bộ, Trà Mi đã gây ra mưa lớn, kéo theo ngập lụt diện rộng ở miền Bắc và miền Trung Philippines, trong đó tỉnh Albay bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

Albay ghi nhận lượng mưa tương đương 2 tháng chỉ trong vòng 24 giờ. Tại một số nơi, nước lũ ngập lên đến nóc nhà.

Lực lượng Tuần duyên Philippines dùng xuồng cứu hộ tiếp cận và sơ tán người dân ở vùng Bicol khi lũ dâng đến mái nhà (Ảnh: Reuters).

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm qua cảnh báo: "Giai đoạn tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước. Lượng nước mưa lớn chưa từng có".

Một cây cầu ở tỉnh Albay ngập rác do mưa lũ sau bão Trà Mi (Ảnh: AFP).

Hàng chục nghìn người dân phải sơ tán do nước lũ lên nhanh. Các trường học, cơ quan hành chính ở nhiều địa phương tiếp tục đóng cửa ngày thứ 2 liên tiếp.

Ô tô bị lũ cuốn và lật ở tỉnh Albay (Ảnh: AFP).

Theo số liệu ban đầu, ít nhất 14 người ở Philippines đã thiệt mạng do ảnh hưởng của bão Trà Mi, trong đó 12 nạn nhân ở thành phố Naga, vùng Bicol. Ngoài ra, ít nhất 5 người bị thương và 7 người mất tích.

Một ô tô bị vùi lấp ngang thân ở thị trấn Guinobatan, tỉnh Albay hôm 23/10 (Ảnh: AFP).

Tổng thống Marcos đã chỉ đạo cho các cơ quan chính phủ theo dõi chặt chẽ lượng mưa trong những ngày tới, dự trù nguồn lực của chính phủ, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Các phương tiện bị chôn vùi bởi tro núi lửa từ núi lửa Mayon gần đó chảy vào một ngôi làng khi bão Trà Mi kéo theo mưa lớn (Ảnh: AFP).

Bão Trà Mi đổ bộ không lâu sau khi Philippines thiệt hại đáng kể bởi bão Yagi. Nước này hứng chịu trung bình 20 cơn bão mỗi năm và nhiều khu vực dễ bị lũ lụt.

Năm 2013, bão Hải Yến, một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất được ghi nhận trên thế giới, đã khiến hơn 7.300 người thiệt mạng hoặc mất tích, san phẳng toàn bộ một số ngôi làng, cuốn trôi tàu thuyền vào đất liền và khiến hơn 5 triệu người ở miền Trung Philippines phải di tản.

Tình hình giao thông tại TP.Đà Nẵng vào sáng 18.9 trở nên hỗn loạn sau một đợt mưa lớn kéo dài từ khuya 17.9.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, các tuyến đường tại thành phố, như: Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Bạch Đằng, Lê Duẩn, Ông Ích Khiêm… bị ngập khiến nhiều phương tiện gặp khó khăn trong di chuyển.

Bầu trời tại TP.Đà Nẵng lúc 7 giờ 30 ngày 18.9 vẫn tối đen vì mưa lớn

Nhiều tuyến đường ngập sâu 30-40 cm. Cá biệt khu vực đường Quang Trung, có đoạn nước ngập sâu đến đầu gối khiến nhiều xe máy bị chết máy.

Có mặt trước khu vực Bệnh viện Đà Nẵng, PV Thanh Niên ghi nhận, một đoạn đường kéo dài khoảng 200 m bị ngập sâu trong nước, có nơi ngập đến khoảng 40 cm. Xe máy phải leo lên vỉa hè, ô tô phải quay đầu khi đi qua khu vực này.

Nhiều tuyến đường tại TP.Đà Nẵng bị ngập sâu

[CẬP NHẬT BÃO SỐ 4] Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng 430 km

Mưa lớn gây ngập lụt cục bộ trên nhiều tuyến đường đúng vào giờ cao điểm nên nhiều giao lộ, như: Ông Ích Khiêm – Lê Duẩn; Nguyễn Thị Minh Khai – Lê Duẩn, Hải Phòng – Ngô Gia Tự… bị ùn tắc.

Sáng 18.9, nhiều tuyến đường tại TP.Đà Nẵng bị ngập

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP.Đà Nẵng, qua phân tích ảnh mây vệ tinh và định vị sét cho thấy, mây đối lưu đang tồn tại và phát triển ở toàn thành phố và vùng biển của thành phố gây mưa rào và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.

Tuyến đường Quang Trung chìm trong biển nước

Tổng lượng mưa từ 7 giờ ngày 18.9 phổ biến 20-40 mm, có nơi cao hơn, như: chùa Linh Ứng 112 mm, Suối Đá 109,2 mm, hồ Thạch Gián 78,4 mm, Hoà Khê 70 mm...

Ngành chức năng cảnh báo mây đối lưu tiếp tục phát triển và mở rộng gây mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất ở các quận: Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và H.Hòa Vang với lượng mưa phổ biến 20-40 mm/3 giờ, có nơi trên 70 mm/3 giờ.

Tâm ngập đường Quang Trung lúc 8 giờ sáng nay

Do mưa lớn, TP có nguy cơ xảy ra ngập úng trên các tuyến đường và khu vực thấp trũng. Thời gian ngập có khả năng diễn ra đến 10 giờ ngày 18.9. Độ sâu ngập lớn nhất là 0,3 m, có nơi sâu hơn.

Người dân chung tay khơi thông cống rãnh để thoát nước, chống ngập lụt

Theo báo cáo số 3 về công tác triển khai phòng, chống áp thấp nhiệt đới (bão số 4) trên Biển Đông của ngành chức năng TP.Đà Nẵng, hiện tàu thuyền đang neo đậu tại các bến là 1.097 phương tiện/7.699 lao động; tàu thuyền đang hoạt động trên biển là 62 phương tiện/617 lao động.

Nhiều xe máy bị chết máy khi băng qua những đoạn đường ngập sâu

Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (bão số 4). Hiện nay, các đơn vị, các đài trực canh của bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng đang duy trì thông tin, liên lạc với các phương tiện hoạt động trên biển, thông báo kêu gọi, hướng dẫn vòng tránh không đi vào khu vực nguy hiểm, hoặc vào bờ để trú tránh an toàn.

Do nước lũ sông Hồng lên cao, dòng chảy xiết, sáng 10/9/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo hạn chế xe qua Cầu Chương Dương. Cụ thể, hướng từ Hoàn Kiếm đi Long Biên: cấm xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ; cấm ôtô tải trên 0,5 tấn; xe buýt được chạy bình thường. Hướng từ Long Biên đi Hoàn Kiếm: cấm xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ; cấm xe tải trên 0,5 tấn; xe buýt được qua cầu. Xe khách, xe hợp đồng, ôtô du lịch trên 9 chỗ và ôtô tải trên 0,5 tấn lưu thông theo các cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.