Lệnh Cấm Vận

Lệnh Cấm Vận

Cùng DOL phân biệt "abolish", "revoke", "disband", “lift" và "end" nhé! 1. Các thuật ngữ "abolish", "revoke" và "disband" đều có nghĩa là chấm dứt một điều gì đó, nhưng chúng khác nhau trong các trường hợp sử dụng cụ thể: "Abolish" đề cập đến việc chấm dứt chính thức hoặc hợp pháp (official or legal termination) một hệ thống (system), thể chế (institution), luật pháp (law) hoặc phong tục (custom). "Revoke" có nghĩa là chính thức hủy bỏ (officially cancel) hoặc rút lại (withdraw) một quyết định (decision), luật (law), quyền (right) hoặc đặc quyền (privilege). "Disband" có nghĩa là giải tán (break up) một nhóm (group) hoặc tổ chức (organization), điển hình là thuộc về quân đội (military) hoặc chính trị (political). 2. Mặt khác, “lift" và "end" là những thuật ngữ chung hơn để dừng (stop) hoặc ngừng (discontinue) một thứ gì đó: “Lift" có nghĩa là dỡ bỏ (remove) lệnh cấm (ban), hạn chế (restriction) hoặc lệnh cấm vận (embargo) đã được áp dụng (imposed) đối với một thứ gì đó. "End" có nghĩa là dừng (stop) hoặc kết thúc (bring to a close) một hoạt động (activity), tình huống (situation) hoặc quy trình (process).

Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài

Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Tại cuộc họp báo ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm một lần nữa khẳng định quan điểm của Trung Quốc luôn phản đối việc Mỹ phong tỏa và cấm vận đối với Cuba, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.

Trước đó một ngày, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thường niên với số phiếu áp đảo, kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và thương mại lâu dài đối với Cuba.

Nghị quyết này đã nhận được sự ủng hộ từ 187 quốc gia, chỉ có hai phiếu chống và một phiếu trắng.

Ông Lâm Kiếm cho rằng kết quả này một lần nữa phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với người dân Cuba trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản đối sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài.

Theo thống kê của Cuba, lệnh cấm vận của Mỹ đã gây thiệt hại lũy kế hơn 160 tỷ USD cho Cuba trong hơn 60 năm, trong đó thiệt hại hơn 5 tỷ USD từ tháng 3/2023 đến tháng 2 năm nay, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực sinh kế như thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và năng lượng.

Từ năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức thảo luận thường niên về đề mục “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba” và thông qua nghị quyết cùng tên với sự tham gia và ủng hộ của đông đảo các nước thành viên tổ chức đa phương lớn nhất thế giới./.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao vào ngày 6/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam ghi nhận việc gần đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách những quốc gia không hợp tác đầy đủ về chống khủng bố. Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước mà Hoa Kỳ cho là tài trợ khủng bố.

Người Phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố và gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba.

Lập trường nhất quán của Việt Nam từ trước đến nay là ủng hộ mạnh mẽ các nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt việc bao vây cấm vận chống Cuba. Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ có bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Cuba, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ Latin cũng như trên thế giới.

Nguồn cung dầu diesel từ Nga không bị đứt đoạn

Hôm 26/6, Thuyền trưởng Paris – một con tàu thuộc sở hữu của Hy Lạp vận chuyển 730 nghìn thùng dầu diesel từ Nga, đã đến kênh đào Suez. Thủy thủ đoàn không còn lạ gì tuyến đường quen thuộc mà họ từng vận chuyển dầu từ Vùng Vịnh hoặc Ấn Độ đến châu Âu hoặc châu Phi. Tuy nhiên lần này, con tàu đang đi theo một hướng hoàn toàn khác: dỡ hàng tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).

Hồi tháng 2, khi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu áp lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế dầu mỏ từ Nga, nhiều người đã nghi ngờ Nga có thể chuyển hướng xuất khẩu lượng dầu diesel khổng lồ của mình. Sản lượng dầu diesel của Nga năm ngoái lên tới 950 nghìn thùng/ngày, đóng góp phần lớn trong doanh thu 65 tỷ USD của ngành năng lượng Nga.

Tính đến cuối năm 2022, EU vẫn mua tới 2/3 lượng hàng sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ của Nga. Trung Quốc và Ấn Độ - những nước đã nhanh chóng thay thế châu Âu trong việc nhập dầu thô Nga, vẫn tỏ ra chưa mấy mặn mà với các sản phẩm tinh chế này, trong khi phần còn lại của thị trường bị phân mảnh.

Tuy nhiên, những chuyến hành trình như của tàu Thuyền trưởng Paris đã dần cho thấy, hoạt động thương mại đang được định tuyến lại. Những người mua mới đã dần xuất hiện, và đi kèm với đó là thêm nhiều biện pháp để tạo ra lợi nhuận từ việc né các biện pháp trừng phạt.

Xuất khẩu dầu diesel của Nga đã đạt mức cao kỷ lục 1,3 triệu thùng/ngày hồi tháng 3, bất chấp các nỗ lực cấm vận từ EU (Nguồn: Bloomberg)

Thực vậy, nếu nhìn qua các số liệu thương mại tổng hợp, nhiều người sẽ có cảm giác rằng các biện pháp cấm vận của EU chưa bao giờ được áp dụng. Vào tháng 3, xuất khẩu dầu diesel của Nga đạt mức cao kỷ lục 1,3 triệu thùng/ngày. Ngay cả khi đã sụt giảm xuống dưới 900 nghìn thùng/ngày kể từ tháng 5, mức này vẫn ngang bằng với con số của những năm gần đây. Đó là chưa kể đến việc phần lớn sự sụt giảm này bắt nguồn từ hoạt động bảo trì các nhà máy lọc dầu theo mùa.

Các quốc gia giúp Nga né cấm vận phương Tây

Các quốc gia đã tạo điều kiện để Nga đạt được những kỳ tích như vậy, bao gồm hai nhóm.

Đầu tiên là những nước mua thêm dầu diesel từ Nga với giá chiết khấu để thay thế nguồn cung từ nơi khác, chủ yếu là các quốc gia Nam Mỹ như Brazil. Lượng dầu diesel mà Brazil nhập khẩu từ Nga đã tăng từ mức 0 hồi tháng 1 năm nay, lên 152 nghìn thùng/ngày trong tháng 6 – tương đương 60% tổng mức nhập khẩu của nước này. Các nước Bắc Phi, chẳng hạn như Algeria, Ai Cập và Marốc cũng hưởng lợi lớn. Trong những tháng gần đây, Nga thậm chí còn xuất khẩu các sản phẩm tinh chế dầu mỏ sang CHDCND Triều Tiên – chuyến hàng đầu tiên kể từ năm 2020.

Nhóm thứ hai bao gồm các quốc gia đang muốn kiếm lời từ các sản phẩm tinh chế dầu mỏ của Nga, ngay cả khi họ đã có nhà máy lọc dầu của riêng mình. Đứng đầu trong nhóm này là Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang mua lượng dầu diesel từ Nga cao gấp đôi so với tháng 1 đầu năm, nhưng đồng thời vẫn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gấp đôi lượng dầu diesel nhập từ Nga để dùng trong nước, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của mình với giá cao hơn (Nguồn: Bloomberg)

Theo The Economist, ít có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ tái xuất các sản phẩm của Nga dưới dạng một nhãn hiệu mới. Thay vào đó, nước này đơn giản chỉ là tận dụng lợi thế vị trí địa lý ở gần châu Âu, để thiết lập một "tam giác dòng chảy năng lượng." Ankara sẽ sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Nga để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi bán các sản phẩm của mình với giá cao hơn cho châu Âu.

Các quốc gia Vùng Vịnh cũng thực hiện những giao dịch tương tự. Arập Xêút đã không nhập khẩu dầu diesel từ Nga trong nhiều năm. Thế nhưng kể từ tháng 4, lượng nhập khẩu của nước này đã vượt mức 150 nghìn thùng/ngày. Việc Arập Xêút tăng nhập khẩu trước mùa Hè là điều có thể hiểu được khi nhu cầu sản xuất điện từ dầu diesel tăng vọt. Tuy nhiên, năm nay, xuất khẩu dầu diesel của nước này cũng đồng thời tăng mạnh, khoảng 120 nghìn thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 so với cùng kỳ những năm gần đây. Rất nhiều trong số này sẽ được xuất tới châu Âu và đặc biệt là thị trường châu Á.

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại UAE. Hồi năm ngoái, xuất khẩu dầu Nga sang UAE đã tăng gấp hơn 3 lần, đạt kỷ lục 60 triệu thùng - theo dữ liệu từ công ty Kpler. Dầu Nga hiện chiếm khoảng 1/10 số thùng dầu được trữ ở Fujairah, cơ sở trữ dầu lớn nhất của UAE. Theo Wall Street Journal, UAE hiện đã trở thành một điểm tích trữ và tái xuất khẩu lớn của các sản phẩm dầu Nga. Nhiều nhà giao dịch đã kiếm đậm nhờ việc bán dầu Nga từ UAE sang những nước như Pakistan, Sri Lanka, và các nước Đông Phi. Hầu hết các giao dịch này đều dựa vào hệ thống tài chính của UAE.

Những cách thức tinh vi để vận chuyển dầu diesel của Nga

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại ngày càng bùng nổ này cũng cho thấy rằng, cỗ máy xuất khẩu của Nga có đủ tàu để phục vụ các khách hàng mới. Các sản phẩm "sạch" như dầu diesel không thể được vận chuyển trên các tàu chở dầu thông thường, nơi dầu thô hoặc các sản phẩm nặng hơn có thể làm bẩn chúng. Đội tàu chở dầu diesel có quy mô nhỏ bé trên toàn cầu đã hoạt động với tần suất dày hơn, khi các thùng dầu của Nga bắt đầu thực hiện những chuyến đi dài hơn.

Các biện pháp trừng phạt hồi tháng Hai từ châu Âu đã đe dọa khiến tình hình trở nền tồi tệ hơn. EU cấm các chủ hàng, thương nhân và công ty bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng của Nga, trừ khi dầu được bán dưới mức giá do Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thiết lập là 100 USD một thùng cho các sản phẩm cao cấp.

Những vấn đề đau đầu về tuân thủ quy định, cộng với rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch với Nga, đã khiến nhiều công ty phương Tây phải đứng ngoài cuộc, bao gồm cả những tên tuổi lớn như BP hay Shell.

Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều lựa chọn như vậy. Tờ khai hải quan của các nhà xuất khẩu là một trong những công cụ cuối cùng còn lại để phân tích dòng chảy thương mại của Nga sau khi Mátxcơva ngừng công bố số liệu thống kê hải quan tổng hợp vào năm ngoái. Dữ liệu cho thấy, 50 công ty đã xuất khẩu tổng trị giá 16 tỷ USD dầu mỏ tinh chế từ Nga trong 4 tháng đầu năm nay.

Trong số đó, đáng chú ý là một số công ty lớn tại chính các nước phương Tây. Các báo cáo trích dẫn dữ liệu hải quan cho thấy, Gunvor và Vitol, hai công ty thương mại hàng hóa hàng đầu ở Thụy Sỹ, vẫn nằm trong nhóm mười bên mua các sản phẩm dầu mỏ hàng đầu của Nga trong 4 tháng đầu năm.

Dữ liệu phân tích từ Financial Times cho thấy, công ty Gunvor có trụ sở tại Thụy Sỹ là bên mua lớn thứ 8 tính theo giá trị, đã vận chuyển 1 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ trị giá khoảng 540 triệu USD. Còn Vitol là bên mua lớn thứ 10, đã vận chuyển khoảng 600 nghìn tấn trị giá khoảng 400 triệu USD. Cả hai công ty đều cho biết họ vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có liên quan.

Phần còn lại được thực hiện bởi các công ty năng lượng Nga và các đối tác của họ ở Hong Kong (Trung Quốc), Singapore hoặc UAE. Họ dường như không thiếu tàu, xà lan để chở dầu. Ví dụ như tàu Thuyền trưởng Paris từng được thuê bởi Bellatrix, một doanh nghiệp ít người biết đến. Doanh nghiệp này sở hữu tới 36 chiếc tàu, chủ yếu để chở sản phẩm dầu mỏ từ Nga.

Trong khi đó, nhiều kỹ thuật sáng tạo cũng đã được sử dụng. Hoạt động vận chuyển từ tàu này sang tàu khác liên quan đến hàng hóa của Nga, đặc biệt là gần Hy Lạp và Malta, đã tăng vọt kể từ năm ngoái, cho thấy những nỗ lực né các biện pháp hạn chế. EU đã thừa nhận điều này vào ngày 21/6, khi cho biết, sẽ cấm các tàu chở dầu bị nghi ngờ chuyển hàng lậu cập cảng của mình.

Một số tàu cũng sử dụng thiết bị chuyên dụng trong quân sự để gửi đi những tín hiệu vị trí giả. Cách thức này giúp các nhà nhập khẩu vốn lo ngại các rắc rối pháp lý, có thể thoải mái mua nhiên liệu của Nga thông qua các tuyến đường gián tiếp. Kể từ tháng 2, Nga đã gửi khối lượng kỷ lục naphtha – một sản phẩm sạch dùng để sản xuất nhựa tới Malaysia và Singapore, từ đó vận chuyển đến các khách hàng trên khắp châu Á dưới danh nghĩa các sản phẩm địa phương.

Những tác động đến thị trường toàn cầu

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 15% thương mại dầu diesel toàn cầu. Khả năng phục hồi xuất khẩu của nước này khi đối mặt với các biện pháp trừng phạt có thể sẽ dẫn đến tình trạng dư cung trong thời gian còn lại của năm nay.

Trước đó, trong năm 2022, giá cả đã tăng vọt khi nguy cơ gián đoạn nguồn cung xảy ra đồng thời với nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, những cú sốc về nguồn cung hiện đang tiêu tan, khi mà các quốc gia vùng Vịnh đang bổ sung công suất lọc dầu, còn tăng trưởng kinh tế chậm lại đang làm giảm nhu cầu tiêu thụ của các nước phương Tây. Chi phí của một xà lan dầu diesel được giao tại Rotterdam (Hà Lan) đã giảm 25% trong vòng một năm qua. Lợi nhuận từ các sản phẩm tinh chế cũng chỉ bằng một phần ba so với trước đây.

Nguồn cung sản phẩm giá rẻ từ Nga sẽ đẩy các nhà máy lọc dầu tại châu Âu vào tình cảnh khó khăn, phải cắt giảm công suất (Nguồn: Reuters)

Điều này sẽ gây tổn hại cho các nhà máy lọc dầu ở cả châu Âu và châu Á, vốn đang bị đẩy ra khỏi thị trường bởi các sản phẩm giá rẻ từ Nga. Điều này sẽ khiến các nhà máy bị buộc phải cắt giảm hoạt động, hoặc thậm chí giảm hẳn công suất. Trong khi đó, những bên trung gian biết cách lách luật, vẫn đang kiếm được những món tiền khổng lồ một cách dễ dàng, nhờ vào chính các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Nguồn: The Economist, Financial Times, Wall Street Journal, Bloomberg

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!