Bước đầu Cơ quan điều tra xác định Vi móc nối với một đối tượng người nước ngoài, tìm trẻ em từ 06 - 12 tuổi, dùng thủ đoạn để đưa các cháu về nơi Vi ở, ép buộc các cháu thực hiện một số hành động có tính chất "khiêu dâm" để Vi quay phim, chụp ảnh gửi cho đối tượng người nước ngoài; sau đó đối tượng này sẽ chuyển tiền cho Vi để trả công.
Phản đối chuyện học sinh yêu nhau
Trước thực trạng hiện nay học sinh biết
, nhiều em có quan hệ tình dục khi dưới 18 tuổi, thậm chí dưới 16 tuổi, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho biết bà không chấp nhận chuyện đó. “Trong trường học chỉ có một mối quan hệ, đó là mối quan hệ bạn bè, chứ không phải một mối quan hệ nào khác. Chỉ nên có một mối quan hệ là tình bạn, không thể vượt quá tình bạn. Nhân đây tôi muốn cảnh báo tới tất cả các phụ huynh, trong việc các em học sinh ngày nay yêu sớm, quan hệ tình dục sớm chúng ta thấy có sự tiếp tay của
. Phụ huynh trang bị công nghệ cho các con để phục vụ việc học là rất tốt, nhưng phải kiểm soát, bởi nhiều em hẹn hò, nảy sinh tình cảm, hoặc từ đó gây gổ, mâu thuẫn nhau trên mạng xã hội rồi đánh nhau ngoài đời thật", bà Nữ chia sẻ.
Bà Nữ đề xuất phương án chỉ cần mỗi phụ huynh góp khoảng 1.000 đồng mỗi tháng, thì toàn trường sẽ đủ kinh phí để thuê một nhân viên tạp vụ trông coi nhà vệ sinh trường học, có thể hạn chế tối đa những trường hợp quan hệ tình dục lén lút trong nơi này.
Từ ngày 5.11.2019, nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có hiệu lực. Trong nghị quyết ghi rõ: Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
(Theo nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao)
Văn bản dưới Luật bao gồm những văn bản nào?
Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật ban hành bởi các cơ quan nhà nước. Các loại văn bản dưới luật bao gồm:
Pháp lệnh: Do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành và đề cập đến vấn đề Quốc hội giao. Điều chỉnh mối quan hệ xã hội cơ bản chưa được quy định chi tiết trong luật khác. Có tiềm năng trở thành văn bản Luật.
Nghị quyết: Quyết định nội dung cơ bản điều chỉnh quan hệ xã hội, thông qua biểu quyết của một cơ quan hoặc tổ chức. Có thể thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, và một số cơ quan khác.
Sắc lệnh: Văn bản của người đứng đầu nhà nước hoặc hành pháp, thường do Chủ tịch nước hoặc vị trí tương đương ở một số quốc gia khác ban hành.
Nghị định: Do Thủ tướng Chính phủ ban hành, chi tiết hóa vấn đề trong văn bản luật hoặc quyền, nghĩa vụ của người dân dựa trên Hiến pháp và văn bản luật.
Quyết định: Văn bản đặc biệt, có tính chất quy phạm và áp dụng pháp luật, do cơ quan nhà nước thẩm quyền ban hành. Thường sử dụng trong việc thực thi chính sách hoặc quản lý công việc hàng ngày.
Thông tư: Do Bộ trưởng hoặc cơ quan tương đương ban hành, hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên. Thông thường, thông tư giải thích và hướng dẫn cách thực hiện nghị định.
Như vậy, Văn bản dưới luật là tập hợp của những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước, giúp cụ thể hóa, hướng dẫn, và điều chỉnh mối quan hệ xã hội dựa trên các quy định của Hiến pháp và luật.
Quan điểm cho rằng nghị quyết là văn bản dưới luật?
Điều này được thể hiện rõ qua các trường hợp ban hành nghị quyết trên thực tế.
Thứ nhất, các quan hệ xã hội mà nghị quyết đều chỉnh, trong nhiều trường hợp mang tính dưới luật, như: nghị quyết được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; nghị quyết dùng để ổn định chế độ công tác của Quốc hội và các cơ quan trực thuộc Quốc hội, ví dụ như: quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tính dưới luật của nghị quyết thể hiện trong các nội dung mà nó điều chỉnh. Trong khi đó, văn bản luật là văn bản mang tính chủ đạo nhằm điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có tính chất cơ bản và nền tảng để tổ chức nên bộ máy nhà nước và tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước. Về nội dung, luật chứa đựng các quy phạm “gốc”, tức là những quan hệ cơ bản như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quan hệ giữa nhà nước với công dân… Vì vậy, tất cả các văn bản dưới luật đòi hỏi phải phù hợp với văn bản luật.
Thứ hai, nghị quyết của Quốc hội dùng để hướng dẫn thi hành luật. Ví dụ: Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 14/11/2010 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
Thứ ba, về hình thức, trình tự, thủ tục thông qua, nghị quyết thể hiện tính dưới luật. Văn bản luật có trình tự ban hành hết sức chặt chẽ, như phải lập chương trình xây dựng luật (Điều 22- Điều 29 Luật BHVBQPPL); trong khi đó, nghị quyết không đòi hỏi phải có giai đoạn này.
Thứ tư, nếu nghị quyết dùng để phê chuẩn điều ước quốc tế theo tính chất “vụ việc” thì văn bản luật quy định thẩm quyền, điều kiện phê chuẩn các điều ước quốc tế. Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải căn cứ vào Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Tuy nhiên, quan điểm trên đây cũng vấp phải một số điểm bất lợi trước thực tiễn lập hiến hiện nay. Mặc dù Hiến pháp nước ta không quy định cụ thể tên văn bản dùng để bổ sung, sửa đổi Hiến pháp, nhưng trên thực tế, Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 đã được dùng để làm việc này.
Trong khoa học pháp lý, chỉ có VBQPPL có giá trị pháp lý bằng hoặc cao hơn VBQPPL trước mới có thể sửa đổi, bổ sung văn bản trước đó. Theo cách suy luận như vậy, nghị quyết có giá trị pháp lý “bằng hoặc cao hơn Hiến pháp”. Điều này rõ ràng là trái với tất cả các cơ sở hiến định và pháp định hiện hành. Rõ ràng, không thể xem nghị quyết là hình thức văn bản có giá trị “cao hơn Hiến pháp” vì nó vi phạm tính tối cao của Hiến pháp; cũng không thể xem nghị quyết có giá trị “bằng Hiến pháp” vì như vậy là đồng nghĩa với việc xem nghị quyết có giá trị “cao hơn luật”.
– Sắc lệnh là một loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy nhà nước hoặc bộ máy hành pháp, được ban hành bởi Chủ tịch nước. Hiện nay, tại một số quốc gia, sắc lệnh có thể do Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ hoặc Tòa án ban hành.
– Nghị định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Nghị định nêu chi tiết những vấn đề được văn bản luật quy định hoặc quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các văn bản Luật do Quốc hội ban hành.
– Quyết định cũng là một loại văn bản quy phạm pháp luật có tính chất đặc biệt hơn những văn bản dưới luật khác bởi đây vừa là văn bản quy phạm pháp luật, vừa là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định thường dụng để đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc được sử dụng đẻ giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước.
– Thông tư là một loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, được ban hành bới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, dung để hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Thông thường, thông tư sẽ dung để hướng dẫn Nghị định chính phủ. Thông tư thường sẽ được ban hành bổi một Bộ để hướng dẫn giải quyết những quy định của Nghị định liên quan đến lĩnh vực mà Bộ quản lý, hoặc cung có thể được ban hành bởi nhiều bộ, ngành để hướng dẫn các nghị định do Chính phủ ban hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến các công việc do Bộ, ngành đó quản lý.