Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn đang phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thiếu vốn, thị trường , công nghệ và những kinh nghiệm trong quản lý để xây dựng và phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI ) là một hình thức của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi kèm với nó là sự chuyển giao về vốn, công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm trong quản lý đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển, đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động. Với việc thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD. Đây là nguồn lực quý báu để xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần vào tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu.Nước ta đã và đang tiến hành từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương về các mặt thương mại, đầu tư và trao đổi trên nhiều lĩnh vực khác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá , từng bước đảm bảo thực hiện quyền tự do hợp tác kinh doanh với nước ngoài đối với mọi doanh nghiệp , nước ta tham gia đầy đủ hơn vào cơ chế đa phương nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát triển, thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế thị trường.
Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô
Chuộc tội là chịu hình phạt cho tội lỗi, do đó loại bỏ những hậu quả của tội lỗi từ người phạm tội đã hối cải và cho phép người này được hòa giải với Thượng Đế. Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng duy nhất có khả năng thực hiện một sự chuộc tội hoàn hảo cho tất cả nhân loại. Sự Chuộc Tội của Ngài gồm có nỗi thống khổ của Ngài vì tội lỗi của nhân loại trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, sự đổ máu của Ngài, nỗi thống khổ và cái chết của Ngài trên thập tự giá, và Sự Phục Sinh của Ngài từ mộ phần (xin xem Lu Ca 24:36–39; GLGƯ 19:16–19). Đấng Cứu Rỗi đã có thể thực hiện Sự Chuộc Tội vì Ngài đã giữ cho mình thoát khỏi tội lỗi và có quyền năng đối với cái chết. Từ người mẹ trần thế của Ngài, Ngài đã thừa hưởng khả năng chết. Từ Đức Chúa Cha bất diệt của Ngài, Ngài thừa hưởng quyền năng lấy lại sự sống của Ngài.
Qua ân điển có sẵn nhờ vào sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi, tất cả mọi người sẽ được phục sinh và bất tử. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô cũng làm cho chúng ta có thể nhận được cuộc sống vĩnh cửu (xin xem Mô Rô Ni 7:41). Để nhận được ân tứ này, chúng ta phải sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, bao gồm việc có đức tin nơi Ngài, hối cải tội lỗi của chúng ta, chịu phép báp têm, tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì trung tín đến cùng (xin xem Giăng 3:5).
Là một phần của Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô không những chịu thống khổ vì tội lỗi của chúng ta mà còn mang lấy những nỗi đau đớn, bệnh tật, và yếu đuối của tất cả mọi người (xin xem An Ma 7:11–13). Ngài hiểu nỗi đau khổ của chúng ta vì Ngài đã trải qua rồi. Ân điển của Ngài, hay quyền năng làm cho có khả năng, củng cố chúng ta để mang gánh nặng và hoàn thành nhiệm vụ mà chúng ta không thể nào tự mình làm được (xin xem Ma Thi Ơ 11:28–30; Phi Líp 4:13; Ê The 12:27).
Các phần tham khao liên quan: Giăng 3:5; Công Vụ Các Sứ Đồ 3:19–21
Đức tin là “hy vọng những gì không trông thấy được mà có thật” (An Ma 32:21; xin xem thêm Ê The 12:6). Đức tin là một ân tứ từ Thượng Đế.
Đức tin phải được tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô để đức tin đó dẫn dắt một người đến sự cứu rỗi. Việc có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là trông cậy hoàn toàn vào Ngài và tin cậy vào Sự Chuộc Tội vô hạn, quyền năng, và tình yêu thương của Ngài. Đức tin này gồm có việc tin nơi những lời dạy của Ngài và tin rằng mặc dù chúng ta không hiểu tất cả mọi sự việc, nhưng Ngài hiểu (xin xem Châm Ngôn 3:5–6; GLGƯ 6:36).
Hơn cả sự tin tưởng thụ động, đức tin được bày tỏ qua lối sống của chúng ta (xin xem Gia Cơ 2:17–18). Đức tin có thể gia tăng khi chúng ta cầu nguyện, học thánh thư và tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế.
Các Thánh Hữu Ngày Sau cũng có đức tin nơi Thượng Đế Đức Chúa Cha, Đức Thánh Linh, quyền năng chức tư tế cũng như các khía cạnh quan trọng khác của phúc âm phục hồi. Đức tin giúp chúng ta nhận được sự chữa lành phần thuộc linh và thể xác cùng sức mạnh để tiến bước, đối phó với những khó khăn của chúng ta, và vượt qua sự cám dỗ (xin xem 2 Nê Phi 31:19–20). Chúa sẽ làm các phép lạ vĩ đại trong cuộc sống của chúng ta tùy theo đức tin của chúng ta.
Nhờ vào đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, nên một người có thể nhận được một sự xá miễn tội lỗi và cuối cùng có thể sống nơi hiện diện của Thượng Đế.
Phần tham khảo liên quan: Ma Thi Ơ 11:28–30
Sự hối cải là thay đổi cách suy nghĩ nhằm mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về Thượng Đế, về bản thân mình và về thế gian. Điều đó gồm có từ bỏ tội lỗi và tìm đến Thượng Đế để nhận được sự tha thứ. Điều đó được thúc đẩy bởi tình yêu mến Thượng Đế và ước muốn chân thành để tuân theo các lệnh truyền của Ngài.
Tội lỗi làm cho chúng ta ô uế —không xứng đáng để trở về và ở nơi hiện diện của Cha Thiên Thượng. Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, Cha Thiên Thượng đã cung cấp cách duy nhất để chúng ta được tha thứ các tội lỗi của mình (xin xem Ê Sai 1:18).
Sự hối cải gồm có việc cảm thấy buồn rầu vì phạm tội, thú tội với Cha Thiên Thượng và với những người khác nếu cần thiết, từ bỏ tội lỗi, tìm cách phục hồi càng nhiều càng tốt tất cả những gì đã bị thiệt hại vì tội lỗi của mình cùng sống một cuộc sống tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế (xin xem GLGƯ 58:42–43).
Các phần tham khảo liên quan: Ê Sai 53:3–5; Giăng 14:6; 2 Nê Phi 25:23, 26; GLGƯ 18:10–11; GLGƯ 19:23; GLGƯ 76:40–41
Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải
Vị tiên tri là người được Thượng Đế kêu gọi để nói thay cho Ngài (xin xem A Mốt 3:7). Các vị tiên tri làm chứng về Chúa Giê su Ky Tô và giảng dạy phúc âm của Ngài. Họ tiết lộ ý muốn và đặc tính thật của Thượng Đế. Họ lên án tội lỗi và cảnh cáo về hậu quả của tội lỗi. Đôi khi, họ tiên tri về các sự kiện tương lai. Đôi khi, họ nói tiên tri về các sự kiện trong tương lai (xin xem GLGƯ 1:37–38). Nhiều lời giảng dạy của các vị tiên tri được tìm thấy trong thánh thư. Khi học những lời của các vị tiên tri, chúng ta có thể học lẽ thật và nhận được sự hướng dẫn (xin xem 2 Nê Phi 32:3).
Chúng ta tán trợ Vị Chủ Tịch của Giáo Hội là vị tiên tri, tiên kiến, và mặc khải và là người duy nhất trên thế gian nhận được sự mặc khải để hướng dẫn toàn thể Giáo Hội. Chúng ta cũng tán trợ các cố vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và các thành sinh của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ là các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải.
Sự Mặc Khải là sự giao tiếp từ Thượng Đế đến con cái của Ngài. Khi Chúa mặc khải ý muốn của Ngài cho Giáo Hội, Ngài nói qua các vị tiên tri của Ngài. Thánh thư—Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá—chứa đựng những điều mặc khải được ban qua các vị tiên tri thời xưa và ngày sau. Vị Chủ Tịch của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là vị tiên tri của Thượng Đế trên thế gian ngày nay.
Các cá nhân có thể nhận được sự mặc khải để giúp họ về các nhu cầu cụ thể, trách nhiệm, và những thắc mắc và giúp củng cố các chứng ngôn của họ. Hầu hết những mặc khải cho các vị lãnh đạo và các tín hữu của Giáo Hội đến qua những ấn tượng và ý nghĩ từ Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh nói vào tâm trí của chúng ta trong một giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ (xin xem GLGƯ 8:2–3). Sự mặc khải cũng có thể đến qua những khải tượng, giấc mơ, và sự hiện đến của các thiên sứ.
Các phần tham khảo liên quan: Thi Thiên 119:105; Ê Phê Sô 4:11–14; 2 Ti Mô Thê 3:15–17; Gia Cơ 1:5–6; Mô Rô Ni 10:4–5