Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy năm 2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Luxembourg, quốc gia có dân số 629.191 người, đứng ở mức 135.682 USD. Luxembourg là một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, yếu tố chính khiến GDP bình quân đầu người tại Luxembourg cao là nhờ số lượng lớn người dân làm việc trong nước vẫn đăng ký cư trú tại các nước Tây Âu lân cận. Trong khi đó, trang WorldAtlas cho rằng GDP cao cũng có thể nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến của đất nước. Vào những năm 1970, quốc gia không giáp biển này phụ thuộc vào thép và sắt cho đến khi ngành này ngừng mang lại lợi nhuận. Hiện nay, Luxembourg thịnh vượng nhờ sự kết hợp của nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả nền kinh tế xuất nhập khẩu dựa trên các dịch vụ tài chính. Ngoài ra nước này còn sở hữu một ngành nông nghiệp nhỏ nhưng thịnh vượng. Theo công ty dữ liệu Statista, tháng 5/2022, tỷ lệ lạm phát tại Luxembourg đứng ở mức 6,8%, một trong những mức cao nhất được ghi nhận. Tháng 2/2021, tỷ lệ lạm phát đứng ở mức -0,09%. Luxembourg được coi là vùng đất của những người nhập cư. Các số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 31/12/2021, thành phố Luxembourg, thủ đô của Đại công quốc Luxembourg có dân số là 128.514 người. Sự gia tăng nhân khẩu học rõ rệt so với 93.865 người năm 2010 và 110.499 người năm 2015. Trong số 128.514 cư dân này, chỉ có 37.799 (29,41%) mang quốc tịch Luxembourg, 90.715 người (70,59%) còn lại là quốc tịch nước ngoài. Các số liệu thống kê cho khu vực Kirchberg, nơi quy tụ các cơ quan, tổ chức của Liên minh châu Âu, thu hút 73,27% người nước ngoài sinh sống.
quốc gia giàu có nhất thế giới Ả-rập
Những quốc gia Ả-rập vốn luôn nổi tiếng bởi sự xa hoa, giàu có. Danh sách sau đây là 10 cái tên đứng đầu dựa theo chỉ số GPD trên đầu người.
Được xếp vào danh sách các nước có thu nhập trung bình bởi Ngân hàng thế giới, Algeria chỉ vừa suýt soát lọt vào danh sách những quốc gia Ả-rập giàu nhất. Theo đó, nơi đây sở hữu một nguồn thu ổn định từ việc xuất khẩu dầu mỏ, bên cạnh ngành sản xuất khí đốt tự nhiên cũng rất phát triển.
Có khoảng 80% GDP của Libya là đến từ dầu mỏ, chiếm 97% tổng lượng xuất khẩu và khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, chính nhu cầu cao về dầu mỏ trên toàn thế giới khiến cuộc sống của người dân Libya vẫn chưa lâm vào cảnh quá tồi tệ, bất chấp cơ sở hạ tầng nghèo nàn và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Oman không phải là cái tên thường xuyên được nhắc đến khi nói về thế giới Ả-rập, song đất nước này sở hữu một nền kinh tế khá vững mạnh. Có thể nói, mọi thứ với quốc gia này đang rất tốt đẹp, người dân được hưởng một tiêu chuẩn sống cao nhờ thu nhập đến từ ngành công nghiệp dầu khí.
Mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới Ả-rập, song Ả-rập Xê-út lại có GDP bình quân đầu người không quá nổi bật. Cũng như nhiều quốc gia khác trong danh sách, nền kinh tế của Ả-rập Xê-út phụ thuộc lớn vào dầu mỏ. Và mặc dù người dân nơi đây vẫn được hưởng một cuộc sống với chất lượng cao, nhưng sự sụt giảm về GDP trong thời gian gần đây cho thấy quốc gia này đang tồn tại một số vấn đề.
Ngôi vị số 1 về tốc độ phát triển kinh tế trong thế giới Ả-rập thuộc về Bahrain - quốc gia đang dần trở thành một trung tâm tài chính và quyền lực lớn. Chính nhu cầu ngày càng tăng về hàng tiêu dùng trong khu vực đã tạo điều kiện cho thị trường thương mại tự do hàng hóa và dịch vụ của nước này phát triển.
3. Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống Nhất (UAE)
Với vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực, Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống Nhất đang cho thấy thành công trong việc đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Thương mại "phi dầu mỏ" hiện đã là ngành nghề trị giá hàng nghìn tỷ USD ở UAE - nơi sở hữu các thành phố cực kỳ tráng lệ như Abu Dhabi hay Dubai.
Đồng dinar của Kuwait là đồng tiền giá trị cao nhất thế giới, cho thấy sức mạnh kinh tế của quốc gia Ả-rập này. Đồng thời, dinar cũng là biểu tượng về sự phát triển kinh tế của Kuwait - với nguồn thu khổng lồ đến từ dầu mỏ - chiếm 95% GDP của quốc gia này.
Cái tên cuối cùng xuất hiện trong danh sách này là Qatar - đất nước không chỉ bảo thủ nhất mà cũng giàu có nhất thế giới Ả-rập. Khoảng 14% số hộ gia đình ở đây là triệu phú, với thu nhập chủ yếu đến từ dầu mỏ và các sản phẩm khí đốt.