Từ nhiều năm qua, Trung tâm Băng nhạc Asia (Trung tâm Asia, ở Mỹ) - được biết đến như một địa chỉ chuyên núp bóng tổ chức bầu sô, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đặc biệt ở Mỹ.
ac đi trước cho biết 1 số lưu ý về du học lúc này
– Giờ đi các trường phải đóng băng 10k usd trong ngân hàng Hàn là chắc chắn nhất, nói là chi phí cao nhưng không phải, vì: 10k usd này sang Hàn 6 tháng sau ngân hàng gửi trả 5000 usd, 6 tháng còn lại trả lại 5000 usd, và các trường này thường thu học phí có 6 tháng, thế nên phí đi chỉ hết từ 5500 usd – 7000 usd, phí đi hợp lý và đi chắc chắn hơn.
– Công việc có nhiều ở đâu: thật ra ở đâu cũng có, bạn có chăm chỉ đi tìm việc hay không. Nếu muốn làm hàng quán thì bạn vào tất cả các quán hỏi xin việc, hỏi 100 quán kiểu gì cũng có quán nhận. Tôi nhiều lúc đi vào tất cả 2 dãy phố mới được 1 quán nhận. không làm quán thì làm nông nghiệp, không làm nông nghiệp thì làm thủy hải sản. Nói chung chăm chỉ ngày làm 8-10h thì kiểu gì sau 8 tháng đến 1 năm là trả hết nợ. Còn ai nói sang Hàn xin việc khó thì tôi cam đoan người đó rất LƯỜI…
– Xin học bổng trường Hàn khó hay dễ: Rất khó với người học tiếng kém. rất dễ ơi ai học tiếng tốt. mỗi lớp có 12-16 người học thì kiểu gì các kỳ sau cũng có từ 2-4 bạn được cấp học bổng do học tiếng tốt và không nghỉ học. Vậy là dễ hay khó hả bạn.
– Học xong ra trường được ở lại Han làm việc không: Bạn nên biết Hàn là đất nước đang thiếu nhân lực, họ giờ đang nhận nhân lực từ 16 nước trong đó có Việt Nam, nhân lực phổ thông và kỹ thuật họ đều thiếu. Vậy nên khi bạn học ở Hàn 3-5 năm ra trường, tiếng tốt, kiến thức có thì không có lý do gì chủ Hàn không nhận bạn.
Du học, là định hướng đầu tư cho cuộc sống một cách chắc chắn nhất. Không phải đến Châu Âu, Mỹ thì mới có trường học tốt. Du học Hàn Quốc đang là nơi tìm đến của rất nhiều bạn trẻ. Bởi sự đầu tư cho giáo dục của Hàn Quốc có chất lượng giáo dục hàng đầu châu Á và đứng trong top 10 của thế giới.
Nhưng lựa chọn du học Hàn Quốc là bạn lựa chọn sẽ phải đối diện với cuộc sống tự lập, có những Khó khăn, có thuận lợi, có những vui buồn và hạnh phúc…
Bài viết dưới đây sẽ viết lên lời chia sẻ của bạn Lan Anh. Đang là một du học sinh tại Hàn Quốc, tâm sự về cuộc sống du học của mình:
Theo lời kể của bạn Lan Anh thì lúc đầu trong suy nghĩ của bạn là: Rất nhiều bạn chọn lựa đi du học tại Mỹ và Châu Âu, nhưng mình thì khác: Mình thích đi du học Hàn Quốc hơn. Bởi vì, Hàn Quốc là một nước Châu Á và có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam, “có nhiều sao, nhiều hot boy mà xem TV mình rất thích”. Trước khi đi du học Hàn Quốc, mình cũng đã tìm hiểu rất nhiều về cuộc sống, văn hóa, ngôn ngữ, cách sống của người Hàn Quốc.
Mặc dù mình tìm hiểu là vậy, nhưng mình cũng không nghĩ đến những điều mà người ta nói. Mình chỉ nghĩ rất đơn giản là: Ở đâu có chỗ ăn, chỗ ngủ ấm áp và có mạng internet là sẽ sống tốt. Vả lại mình cũng nghĩ: Cho dù ở đâu thì cơm và bánh mì là hai thứ không thiếu, còn mạng internet thì chắc cũng dễ dàng, vì Hàn Quốc là một đất nước phát triển.
Ngay từ nhỏ, mình cũng đã có một cuộc sống khá là tự lập. Mặc dù, bố mẹ và các anh chị của mình rất quan tâm. Chính vì thế, khi sang Hàn mình cũng dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống hơn các bạn khác..
Tại Hàn, bánh ngọt ít đường không giống bánh ngọt của Việt Nam “mới đầu ăn không thể nuốt nổi”. Buổi sáng thức dậy việc đầu tiên của mình là tìm kiếm tin tức bằng cách đọc báo mạng. Kết hợp với việc đọc báo, là uống cà phê hoặc trà nóng và ăn bánh ngọt. Đôi khi, mình cũng lựa chọn mì gói cho việc ăn sáng. Mặc dù, mì gói Hàn Quốc cay hơn mì ở Việt Nam, mình cũng rất khó ăn, nhưng vẫn phải ăn, vì không thì đói bụng. Mình thường bỏ gói ớt đi, và thay vào đó một ít hạt nêm thế là OK. Nhưng sống lâu ở đây rồi, ai cũng bảo ở Hàn các girl cũng rất thích ăn cay “vì ăn cay mới thành Hot girl chứ”.
Tại các trường học ở Hàn Quốc, hầu hết các giờ học bắt đầu lúc 9h sáng đến 1 h chiều, vì thế mà mình có thời gian, để trang điểm, ăn mặc cẩn thận và gọn gàng hơn hồi còn ở Việt Nam. Các trường đại học ở Hàn luôn đủ phòng ký túc xã cho bất kỳ sinh viên nào muốn ở trong ký túc, “nói thật nếu nói phòng ký túc ở Việt là chỗ ở, thì ký túc bên này phải gọi là thiên đường chỗ ở.
ảnh nhìn bên ngoài ký túc xá trường mình đấy
Khu ký túc xá cho sinh viên của trường ở bên này thường đẹp hơn các khu đô thị trung cư ở Việt Nam! Ký túc bên này thường có khu vui chơi, khu sinh hoạt cộng đồng, công viên nhỏ. Trong ký túc của chúng mình có cả siêu thị, phòng tập gym, hồ bơi và khu tiểu cảnh hòn non bộ. Khi mới sang, mấy tháng đầu có ngày nghỉ là mình rủ bạn đến chơi ở ký túc của trường mình là đã thấy rất tuyệt vời rồi.
“Nếu bạn ở Hà Nội bạn biết khu đô thi Time City chứ, ký túc bên này như trong khu đô thị đấy” Còn nếu ở SG thì nhiều bạn người SG ở bên này nói là như khu đô thị Sala ở Thủ Thiêm Q2 gì đó. Nhưng thấy họ bảo là ký túc bên này vẫn xanh, sạch, đẹp hơn khu đô thị mới tại Việt Nam! Nhưng nhiều bạn bảo đẹp nhưng đắt, vì phí ký túc đóng 6 tháng là khoảng 800 usd – 1000 usd/1 phòng, 1 phòng ở được 2 đến 3 bạn, còn đối với mình thì thấy rẻ.
Có rất nhiều công việc làm thêm, dành cho các du học sinh. Bạn có thể, đi làm thêm ở quán ăn nhanh, quán nhậu vỉa hè về đêm, quán cafe hay bar hoặc chuẩn hơn thì làm theo giờ trong các siêu thị sau khi hết giờ học. Bạn sẽ nhận được khoảng 250.000 VNĐ/1h, tiền làm được chủ trả thường theo tiếng Hàn, nếu tiếng tốt thì lương sẽ thường cao hơn.
Nhưng, công việc cũng tương đối vất vả. Đa số, các sinh viên Việt thể lực kém nên sinh viên Nga và Trung Quốc đi làm thêm được nhiều tiền hơn.
Các sinh viên Việt, thường lựa chọn công việc làm thêm vừa sức với mình. Hiện nay, có rất nhiều các đoàn doanh nghiệp, du lịch, ngoại giao từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Nếu bạn sinh viên Việt nào, có khả năng tiếng tốt thì có thể tham gia làm phiên dịch. Bạn có thể nhận được khoảng hơn 3,5 triệu ngày và công việc nhẹ nhàng, vui vẻ hơn công việc khác. Cũng có nhiều bạn tiếng tốt thì đi làm gia sư dạy tiếng Việt cho người Hàn, hay dạy tiếng Hàn cho các bạn người Việt mới sang, công việc này cũng dễ tìm, nhưng bạn phải giỏi tiếng.
Thời gian đầu mình cũng hay liên lạc với bạn bè, với bố mẹ, anh chị qua zalo, facebook hay viber cho đỡ nhớ nhà, đỡ tốn tiền. Nhưng nói thật đấy là khỏang 5 tháng đầu thôi. Sau này sẽ không có thời gian đâu, hay có cũng không muốn nữa, vì sau sẽ có nhiều bạn bè bên này hơn, rảnh ra là rủ nhau tụ họp đi chơi, đi phượt, đi nhậu, đi mua đồ giảm giá hay đi gặp người trong mộng ở bên này.
Hàng ngày, cuộc sống tại Hàn khá bận rộn. Chính vì thế, mình luôn mong chờ đến tối. Bởi bữa tối, là thời điểm mà mình có thể làm được những việc mình muốn như: Tự nấu ăn. Tuy nhiên, nếu không muốn nấu bạn có thể ra nhà hàng, nhưng đấy là mình chọn được làm thêm vào buổi sáng, còn có những bạn toàn phải đi làm vào buổi tối. Mình thích nhất là món canh giá đỗ, món ăn này rất giống món ăn mẹ mình nấu: Rất là mát và ngọt nữa.
Người Hàn, không giống như người Việt Nam. Họ thường tỏ ra lạnh lùng và ít quan tâm. Nếu như, hàng ngày mà mọi người đối xử nhau tử tế, thì khi bạn có việc cần giúp đỡ là họ sẽ rất nhiệt tình. Điều thú vị trong cách sống của người Hàn là: Rõ ràng và minh bạch. Bạn cần cứ việc nói, xong nếu không nói có nghĩa bạn không cần. Và các bạn hãy chú ý, về lời ăn tiếng nói của mình với người Hàn. Bởi họ rất thích sự thẳng thắn và trung thực, bạn sẽ bị nghe chửi nếu như bạn nói năng nhập nhằng đấy. Đó là những cảm nhận của mình về cuộc sống du học. Mình cũng đã nói lên và chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn.
Các bạn ạ, ở đâu cũng vậy: Có người tốt kẻ xấu, người ít học người có văn hóa cao, người dịu dàng người đanh đá… Bạn lựa chọn du học, bạn hãy cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng người khác. Đây chính là những điều giúp bạn có thể đến bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đặc biệt con đường du học Hàn Quốc, sẽ thuận lợi hơn và bạn cũng có được cuộc sống hòa đồng với người dân Hàn Quốc hơn.
korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam
Xong cơm tối, vợ thủ thỉ em có món quà tặng anh. “Gì đấy em?” “Tặng anh cuốn sách “Hành trình về phương Đông” của Baird T. Spalding”. Vợ mang sách ra, mình phát hoảng, sách gì mà dày gần 800 trang! Thế nhưng vừa lật trang đầu tiên, mình đã thấy dễ chịu bởi sách được làm từ giấy offset Phần Lan siêu nhẹ....
QĐND Online - Xong cơm tối, vợ thủ thỉ em có món quà tặng anh. “Gì đấy em?” “Tặng anh cuốn sách “Hành trình về phương Đông” của Baird T. Spalding”. Vợ mang sách ra, mình phát hoảng, sách gì mà dày gần 800 trang! Thế nhưng vừa lật trang đầu tiên, mình đã thấy dễ chịu bởi sách được làm từ giấy offset Phần Lan siêu nhẹ. “Hành trình về phương Đông” của tác giả (giáo sư) Baird T. Spalding là phiên bản đầy đủ nhất lần đầu có tại Việt Nam, được xuất bản bởi NXB Văn hóa-Thông tin. Đây là bộ sách được dịch từ nguyên bản tiếng Anh có tên “Life and Teaching of the Masters of the Far East”, bản quyền tiếng Việt do Huy Hoàng Bookstore độc quyền. “Life and Teaching of the Masters of the Far East” đã bán được hơn 2 triệu bản trong nửa đầu thế kỷ XX, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
“Hành trình về phương Đông” của Baird T. Spalding.
“Hành trình về phương Đông” là công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được đoàn khoa học, gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng gia Anh ghi nhận một cách đầy đủ nhất. Suốt hai năm trời rong ruổi đến các đền chùa Ấn Độ, họ đã có được cái nhìn sâu sắc về khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả... Đọc xong “Hành trình về phương Đông”, tự nhủ, sao mấy người Âu - Mỹ lại rành về xứ mình - phương Đông thế. Chợt nhớ đến nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse (giải Nobel Văn học 1946 với chùm tác phẩm “Câu chuyện dòng sông”, “Hành trình về phương Đông”…). Xuất thân từ một gia đình truyền giáo, cha mẹ của Hesse đều nhận nhiệm vụ của Hội truyền giáo Basel (Áo) hoạt động tại Ấn Độ. Nhiều độc giả Việt Nam say mê đọc “Tuổi trẻ cô đơn” của Hesse vào những năm 70, 80 thế kỷ trước. Hesse và Baird T. Spalding là những nhà văn, nhà nghiên cứu phương Tây đầu tiên tìm-hiểu-được-phương-Đông. Tinh tế làm sao, khi tác phẩm “Hành trình về phương Đông” của Hesse cũng như của Baird T. Spalding đều hướng về phương Đông, để tìm sự thanh thản bình yên trong tâm hồn. ĐÌNH HÙNG
Đăng: 13:42 25-06-2020 | Tác giả: ĐTH | Nguồn: Công đoàn TCT
Tại Hội nghị tôn vinh sỹ quan, thuyền viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lần thứ I, tôi có dịp gặp anh Trần Khắc Thắng người Hải Phòng, hiện đang là Thuyền trưởng Tàu Precious Coral thuộc Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranchart) để nghe anh tâm sự về nghề của mình. Mười năm, tuy không phải là dài nhưng từng ấy thời gian lênh đênh trên biển cũng khiến phong thái của anh dày dạn hơn cái tuổi 37 của mình.
Đến hôm nay, anh Thắng vẫn không quên được chuyến tàu đầu tiên trong cuộc đời của mình. Lần đầu tiên xa nhà trên một con tàu ngoại quốc chỉ có một vài thuyền viên người Việt, đối với cậu sinh viên mới ra trường thì đó là một thử thách không dễ dàng gì. Anh chia sẻ "những ngày đầu tiên trên tàu là khoảng thời gian khó khăn nhất trong đời mà từ trước đến nay chưa bao giờ anh trải qua. Không kể đến điều kiện sinh hoạt, ăn uống không phù hợp, thiếu thốn, thì nỗi nhớ nhà là điều đáng sợ nhất. Nhiều lúc nhớ nhà đến chực rơi nước mắt, tôi phải dằn lòng mình, lao vào làm việc ngày đêm để vơi đi nỗi nhớ".
Trong chuyến tàu đầu tiên đó, mỗi lần gặp sóng to gió lớn, tàu lắc lư, anh say sóng đến tối tăm mặt mũi, nhưng đến ca trực anh vẫn phải vào ca làm việc bình thường. Ngày qua ngày, cứ vào ca làm việc rồi lại nghỉ hết ca, cứ thế xoay vòng, nếu hôm nào phải làm tăng ca thì đó là việc bất đắc dĩ. Những hôm gặp gió mùa, biển động, sóng đánh trùm lên cả boong tàu, ai cũng quay cuồng, hoa mắt, ruột gan cồn cào. Say xe thì chỉ vài giờ lúc chạy xe, chứ đi biển thì có khi say triền miên ngày này qua ngày khác theo hải trình đến khi nào không say được nữa thì thôi. Mặc dù say thì các anh vẫn phải làm việc bình thường, vẫn phải ăn uống để lấy sức làm việc. Thậm chí có những chuyến đi quá dài thì khi đặt chân lên đất liền có cảm giác chòng chành, khó chịu mà những người thủy thủ như anh nói vui là say đất.
Làm nghề thủy thủ, điều khiển những con tàu vất vả là thế nhưng để trờ thành một sỹ quan, thuyền viên đâu phải là điều dễ dàng. Phải học tập và rèn luyện sức khỏe bản thân từ thời gian ngồi trên giảng đường đại học. Quá trình làm việc phải trải qua tuần tự các chức vụ thuyền phó 3, phó 2, phó 1 rồi cuối cùng mới được làm thuyền trưởng hay thợ máy 3, máy 2, máy 1 rồi mới đến máy trưởng…Người thủy thủ phải tranh thủ thời gian trên bờ để đi học các lớp y sơ cứu để tự chăm sóc sức khỏe cho mình mỗi khi đi tàu.
Tôi hỏi anh, vất vả là thế có khi nào anh nghĩ tới việc mình sẽ chuyển công tác không. Anh nói:"khó khăn là khó khăn chung của công ty, của cả ngành hàng hải. Quan trọng là phải đặt niềm tin để vượt qua những gian nan thử thách đó". Hai chữ niềm tin của anh ẩn chứa nhiều điều mà có lẽ người ngoài cuộc như tôi không thể hiểu hết được nhưng có lẽ chính niềm tin và sự quyết tâm cao đó mà trong những năm vừa qua Công ty Vitranchart đã có nhiều biện pháp trong công tác tổ chức, quản lý điều hành, phát động các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, khen thưởng kịp thời để phát huy được mọi nguồn lực và đem lại những kết quả sản xuất kinh doanh hết sức khả quan. Yên tâm về lương bổng cũng như những chính sách đãi ngộ mà công ty mang lại, anh càng có quyết tâm phấn đấu hơn trong công việc. Anh luôn là người tiên phong làm việc trên các tàu khai thác tuyến xa với môi trường làm việc khắc nghiệt, thời gian đi tàu có khi lên đến cả một năm.
Người đi biển như anh, vất vả lắm, khó khăn cũng nhiều, mà nỗi nhớ khi xa gia đình lại càng chẳng mấy khi vơi. Thế nhưng, anh vẫn chọn cho mình con đường đó vì nó đã trở thành cuộc sống thứ hai mà anh không thể nào rời xa được. Đối với anh, niềm hạnh phúc trọn vẹn nhất là sau mỗi chuyến hải trình, trở về mái nhà thân thương, được nhìn thấy niềm vui mừng của vợ, tiếng hò reo tíu tít của các con, cùng những cái ôm, hôn đong đầy yêu thương, mong nhớ. Tại hội nghị lần này, anh vinh dự là một trong những người đại diện cho hơn 3000 sỹ quan thuyền viên đang công tác trên đội tàu của Tổng công ty nhận bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều đó như một lời tri ân, sự cảm ơn đến công lao và những đóng góp của các anh cho sự phát triển của công ty nói riêng và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói chung./.