Công chức cấp xã có 6 chức danh.
Chế độ phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở;
Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở;
Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.
Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.
Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
a) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
b) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a nêu trên được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;
c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b nêu trên được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
Nghị định có hiệu lực từ 1/8/2023.
Số giờ làm thêm là một trong những vấn đề quan trọng trong Luật lao động, việc tuân thủ đúng quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi của người lao động mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là quy định về số giờ làm thêm cập nhật mới nhất.
Giờ làm thêm của người lao động trong 01 ngày được giới hạn theo quy định
Quy định về số giờ làm thêm trong 1 ngày
Thời gian làm thêm tối đa trong một ngày của người lao động được quy định cụ thể tại Điểm b, Khoản 2, Điều 107, Luật Lao động 2019 và Điều 60, Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày (theo quy định, thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày). Do đó, thời gian làm thêm tối đa của người lao động trong một ngày không vượt quá 4 giờ/ngày, tương đương tổng thời gian làm việc trong ngày không được vượt quá 12 giờ/ngày.
Trường hợp người lao động làm việc không trọn thời gian (có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày/tuần/tháng) thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
(2) Chế độ làm việc theo tuần: Tổng thời gian làm việc bình thường và làm thêm không vượt quá 12 giờ/ngày. Trong đó, thời gian làm việc bình thường với chế độ thời gian làm việc theo tuần không quá 10 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc bình thường là 10 giờ/ngày thì lao động chỉ được làm thêm không quá 2 giờ/ngày.
(3) Chế độ làm việc bán thời gian (làm việc part - time): Tổng thời gian làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
(4) Đi làm vào ngày nghỉ lễ - Tết hoặc ngày nghỉ hàng tuần: Thời gian làm thêm tối đa không quá 12 giờ/ngày.
Lưu ý về thời gian làm việc ban đêm của người lao động được tính như thời gian làm việc ban ngày là 8 tiếng (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau).
Những quy định về số giờ làm thêm tối đa trong 1 ngày được đưa ra để nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi tình trạng làm việc quá sức. Nếu không có giới hạn về số giờ làm thêm, tình trạng mệt mỏi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần của người lao động
Ngoài ra, việc giữ giới hạn giờ làm thêm còn giúp đảm bảo rằng người lao động có đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, duy trì hiệu suất làm việc ổn định và an toàn lao động.
Thời gian làm thêm giờ tối đa năm 2024 của người lao động không quá 300 giờ
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Nghị định quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;
Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.
Thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:
a) Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;
b) Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a nêu trên thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Nghị định cũng quy định số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm như sau:
Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách.
Ngoài việc tăng thêm người hoạt động không chuyên trách theo quy mô dân số quy định nêu trên thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách.
Công chức cấp xã có 6 chức danh
Theo Nghị định, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: 1- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; 2-Văn phòng - thống kê; 3- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); 4-Tài chính - kế toán; 5-Tư pháp - hộ tịch; 6- Văn hóa - xã hội.